Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí BDJ Open đă cho thấy tinh dầu khuynh diệp có khả năng chống lại 2 loại vi khuẩn kháng kháng sinh khiến nhiều người khổ sở.
Đặc tính mới được phát hiện của tinh dầu khuynh diệp hoàn toàn khác xa những công dụng thường thấy của nó: Đó là chống lại sâu răng.
Tất nhiên tinh dầu từ khuynh diệp sẽ cần được chế biến theo cách khác để dùng được cho răng, tuy nhiên bản thân phát hiện đă là một đột phá lớn bởi có tiềm năng thay thể chlorohexidine, một kháng sinh phổ rộng thường được sử dụng để điều trị tại chỗ nhiễm trùng da và niêm mạc.
Tinh dầu khuynh diệp thể hiện đặc tính kháng vi khuẩn ưu việt, có tiềm năng nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học (Ảnh minh họa từ NEWS-MEDICAL)
Chlorohexidine cũng được dùng để chống lại Streptococcus mutans và Enterococci faecalis, 2 loại vi khuẩn gây sâu răng đă bắt đầu phát huy khả năng kháng thuốc.
Điều đó càng làm nổi bật vai tṛ của việc t́m một thứ ǵ đó từ tự nhiên có thể thay thế kháng sinh này, nhằm đối phó với t́nh trạng kháng chlorohexidine có thể ngày càng phổ biến hơn trong tương lai và khiến các bệnh mà nó hay được dùng để điều trị trở nên nan giải hơn.
Theo Nature và News Medical, trong nghiên cứu tại pḥng thí nghiệm của nhóm khoa học gia đến từ Đại học Iman Abdulrahman Bin Faisal (Ả Rập Saudi), tinh dầu khuynh diệp phát huy một khả năng đặc biệt: Phá vỡ các màng sinh học mà vi khuẩn sinh ra để chống lại kháng sinh.
Các đĩa thí nghiệm được bổ sung chiết xuất khuynh diệp cho thấy các dạng màng sinh học ít hơn tới 61 lần so với đĩa đối chứng. Xét riêng 2 vi khuẩn gây sâu răng th́ Streptococcus mutans có nồng độ thấp hơn gần 14 lần, Enterococci faecalis thấp hơn tới 30 lần.
"Do đó tinh dầu khuynh diệp được chứng minh là một chất kháng khuẩn tự nhiên, hiệu quả về chi phí. Nó có thể dễ dàng được kết hợp thành nước súc miệng và kem đánh răng" - các tác giả cho biết.
Họ cũng lưu ư rằng các kết quả của nghiên cứu cần được giải thích cẩn thận. Các dạng chế phẩm có tinh dầu khuynh diệp hiện nay thường được tạo ra cho những mục đích khác, ví dụ như dạng dầu gió để bôi ngoài da, nên không thể sử dụng trực tiếp cho mục tiêu điều trị sâu răng.
Phát hiện này cũng mở được cho các nghiên cứu sâu rộng hơn về đặc tính của chất kháng sinh tự nhiên này, với tiềm năng lớn không chỉ trong lĩnh vực răng miệng. Một số tinh dầu khác mà người Á Đông hay sử dụng cũng đang được nghiên cứu với kỳ vọng tương tự, bao gồm tinh dầu từ quế, sả, đinh hương, gỗ tuyết tùng...
VietBF@ Sưu tập