Nguồn cung của những loại khoáng sản được dùng trong hầu hết các sản phẩm điện tử hàng ngày đang được Trung Quốc chiếm ưu thế. Với 1 lệnh hạn chế, Bắc Kinh đă "bắn phát súng" cảnh báo cho phương Tây.
Tuần này, Trung Quốc đă ban hành quy định hạn chế xuất khẩu 2 loại khoáng sản quan trọng được dùng trong sản xuất chất bán dẫn, tấm pin mặt trời và hệ thống tên lửa.
Theo WSJ, đây không chỉ là một “đ̣n tấn công” về lĩnh vực thương mại, mà c̣n là thông báo cho thấy họ đang nắm giữ ưu thế với các nguồn tài nguyên khoáng sản như thế nào. Hơn nữa, động thái mới nhất cũng là lời cảnh báo về việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng chúng trong sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng với Mỹ.
Trung Quốc "thống trị" nguồn cung của các loại khoáng sản quan trọng
Khoảng 2/3 lượng lithium và coban - nguyên liệu thiết yếu cho xe điện, của thế giới đang được xử lư ở Trung Quốc. Quốc gia này là nguồn cung cấp gần 60% sản lượng nhôm - được sử dụng trong pin xe điện, và 80% polysilicon - thành phần trong các tấm pin mặt trời.
Theo IEA, nước này thậm chí c̣n kiểm soát chặt chẽ hơn các khoảng sản đất hiếm được dùng trong các công nghệ quan trọng, như chế tạo màn h́nh cảm ứng smartphone và hệ thống pḥng thủ tên lửa, với 90% sản lượng tinh chế.
Các công ty Trung Quốc cũng thường kiểm soát cả quá tŕnh xử lư không được thực hiện trong nước. Ví dụ, đa phần nguồn cung niken của thế giới đến trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng phần lớn c̣n lại cũng “nằm trong tay” họ. Kim loại này chủ yếu được tinh chế bởi những doanh nghiệp Trung Quốc ở những nơi như Indonesia, Papua New Guinea.
Hôm 7/7, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đă phát biểu với các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc rằng chính quyền Tổng thống Biden vẫn đang cân nhắc về quyết định của Bắc Kinh trong việc hạn chế xuất khẩu gali và germanium. Tuy nhiên, động thái của Trung Quốc cũng là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng.
Việc Trung Quốc nắm giữ nguồn khoảng sản lớn của thế giới mang lại cho họ khả năng có thể làm gián đoạn quá tŕnh chuyển đổi năng lượng, sản xuất chip và công nghiệp quốc pḥng của phương Tây, nhất là trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ nóng lên.
Nếu Trung Quốc hạn chế xuất khẩu lithium hay coban, các hăng xe điện không phải của nước này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc sản xuất pin xe điện sẽ rơi vào t́nh trạng hỗn loạn.
Những bước đi cứng rắn như vậy khó có thể được đưa ra trong thời gian tới, v́ ngay cả các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chịu tổn thất. Song, giới chuyên gia nhận định rủi ro đó cũng không nằm ngoài dự đoán của họ.
Trung Quốc nắm giữ 80% nguồn cung polysilicon, một thành phần trong tấm pin mặt trời.
Morgan Bazilian, giám đốc Viện Chính sách Công Payne tại Colorado School of Mines, nhận định: “Thật không ổn nếu cho rằng điều đó là không thể. Nếu 2 bên cứ tiếp tục đưa ra những động thái để trả đũa th́ đó là điều không thể tránh khỏi.”
Hồi tháng 10, Mỹ đă đưa ra quy định nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận với thiết bị được sử dụng để sản xuất các loại chip hiện đại. C̣n quy định hạn chế xuất khẩu gali và germanium của Trung Quốc được cho là sẽ khiến phương Tây phải vội vàng đi t́m nguồn khoáng sản thay thế.
Mỹ ráo riết t́m nguồn thay thế
Chính quyền Tổng thống Biden đă bắt đầu thực hiện các bước nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào khoáng sản Trung Quốc, chủ yếu thông qua chương tŕnh đầu tư xanh là Đạo luật Giảm lạm phát.
Và kế hoạch này đă bắt đầu được giải ngân. TechMet, trụ sở tại Ireland, có các dự án bao gồm khai thác niken và coban ở Brazil, nhận được 55 triệu USD từ năm 2020 của Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế của Mỹ. Công ty này mua 5% cổ phần trong TechMet.
Năm nay, TechMet bắt đầu xuất khẩu 1 sản phẩm niken mà công ty xử lư ở Brazil, được dùng cho xe điện của phương Tây. Ngoài ra, công ty này cũng huy động thêm vốn tư nhân và công để mở rộng các mỏ.
Tại Mỹ, Talon Metals đang xin giấy phép để khai thác niken ở vùng nông thôn Minnesota. Bộ Năng lượng Mỹ đă tài trợ 114 triệu USD cho 1 cơ sở xử lư khoáng sản để làm pin ở North Dakota. Theo công ty, con số trên chỉ là hơn 1/4 chi phí ước tính của dự án.
Song, việc xây dựng một chuỗi cung ứng mới không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Các mỏ đều phải mất nhiều năm để phát triển, cũng như quy tŕnh nhận giấy phép cũng kéo dài. Trong khi đó, lao động có kỹ năng th́ thiếu hụt. Nhiều quốc gia với nguồn quặng lớn lại thiếu ổn định về chính trị hay môi trường. Điều này ngăn cản các công ty phương Tây sẵn sàng đầu tư.
Vai tṛ quan trọng của Trung Quốc
Trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây t́m kiếm nguồn khoáng sản mới, th́ Trung Quốc đang tiếp tục củng cố vị thế của ḿnh. Các công ty khai thác của đại lục từ lâu đă đóng vai tṛ quan trọng việc chiết xuất và tinh chế coban ở CHDC Congo. Đây là nguồn khoáng sản được dùng trong pin xe điện lớn nhất thế giới.
Vài năm qua, các công ty Trung Quốc đă mở rộng sự kiểm soát với nguồn khoáng sản này bằng cách xây dựng các nhà máy ở Indonesia. Họ cũng kết hợp chế biến niken, thu coban từ quặng.
Năm ngoái, Indonesia đă tăng gấp 4 lần sản lượng, vượt qua Nga để trở thành nước có nguồn cung niken lớn thứ 2 thế giới, đều được các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khai thác. Các công ty này cũng đang đẩy mạnh nỗ lực khai thác và tinh chế lithium ở châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Theo WSJ, kịch bản tồi tệ nhất sẽ là Trung Quốc đưa ra quy định hạn chế quy mô lớn về khoáng sản với các công ty phương Tây. Bước đi này có thể sẽ giống với việc Mỹ chịu lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973, khiến hàng dài người xếp hàng ở các trạm đổ xăng và khiến kinh tế toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng.
Giới phân tích cho biết, tác động của bước đi này có thể không xảy ra ngay lập tức nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây thực sự sẽ là một phiên bản căng thẳng hơn của cuộc khủng hoảng chip trong thời kỳ đại dịch, cản trở ngành sản xuất ô tô và khiến các đợt giao xe bị chậm trễ kéo dài.
VietBF@ Sưu tập