Các công ty an ninh tư nhân tổ chức theo kiểu quân giải phóng Trung TQ chủ yếu được huy động để bảo vệ các dự án của TQ ở nước ngoài và Bắc Kinh sẵn sàng ra tay can thiệp để bảo vệ hoạt động của chúng khi thấy cần thiết, bất chấp luật pháp quốc tế.
Núp bóng an ninh tư nhân nhưng sẵn sàng cởi lớp ngụy trang khi cần
Những diễn biến thời sự đang gây chú ư liên quan đến nhóm lính đánh thuê Nga Wagner đồng thời cũng khiến cho người ta quan tâm vai tṛ của các công ty an ninh tư nhân TQ ở các nước đang phát triển. Tương tự như bọn Wagner Nga, các công ty thầu an ninh TQ đă vươn ra khắp châu Phi và châu Á. Lực lượng tổ chức kiểu quân đội này là dấu ấn ngày càng thấy rơ trong chiến lược mở rộng toàn cầu của TQ, từ ngăn chận cướp biển các con tàu chở hàng ở Vịnh Aden đến canh gác một tuyến đường sắt ở Kenya hoặc bảo vệ một kho nhiên liệu ở Sri Lanka.
Cả hai phiên bản lực lượng an ninh tư nhân của Nga và TQ đều có mối liên kết mờ ám với quân đội của đất nước họ. Chúng làm b́nh phong để thực hiện các nhiệm vụ bí mật và tiền tiêu ở những nơi mà Bắc Kinh không thể ra mặt can dự trực tiếp. Nhưng theo các phân tích gia về chiến lược quân sự, hai lực lượng nói trên vẫn có một số khác biệt.
Việc ĐCSTQ kiểm soát trực tiếp bằng các chi bộ đảng khiến cho các công ty núp dưới cái tên "an ninh tư nhân" TQ có rất ít cơ hội để làm loạn như bọn Wagner đă làm ở Nga. Quân Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) về mặt kỹ thuật là quân đội của đảng, và đảng đ̣i hỏi sự trung thành tuyệt đối từ tất cả các lực lượng an ninh quốc gia, kể cả lực lượng an ninh tư nhân.
Lính đặc công sau khi rời quân đội đă phục vụ các công ty an ninh tư nhân (Ảnh: Costfoto/NurPhoto via Getty Images)
Luật kiểm soát súng của TQ chặt chẽ đến mức rất ít có cảnh sát TQ được phép mang vũ khí. Không giống như nhóm lính đánh thuê bán quân sự Wagner được trang bị đầy đủ cho các hoạt động tác chiến, các công ty an ninh TQ chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ và không cần mang loại vũ khí sát thương. Đối với những công việc nguy hiểm ở nước ngoài, chúng dừng ở vai tṛ tư vấn và thuê cảnh sát địa phương có trang bị vũ khí.
Tuy nhiên, định nghĩa rộng răi của Bắc Kinh về an ninh quốc gia và nỗ lực đưa chính trị vào các công ty kinh doanh thương mại cho thấy quân đội TQ dễ dàng can thiệp sâu vào công việc của các công ty an ninh tư nhân. TQ có lịch sử bí mật sử dụng các công ty kinh doanh để đạt các mục tiêu của chính phủ, chẳng hạn dùng đội tàu đánh cá có khả năng tác chiến để chiếm lĩnh các vùng biển, và các công ty cung cấp internet kiêm thêm hoạt động gián điệp mạng cho Bắc Kinh.
"ĐCSTQ có thể sử dụng các công ty an ninh tư nhân như một phương tiện đắc lực để lan rộng ảnh hưởng của ḿnh", Sergey Sukhankin, một thành viên cao cấp tại tổ chức tư vấn
Jamestown Foundation ở Washington D.C. nhận định.
"Tại một số quốc gia, những mối nghi ngờ như thế trong bối cảnh xảy ra cuộc bạo loạn của bọn Wagner Nga đă khiến cho một số chính phủ không c̣n mặn mà kư hợp đồng với các công ty an ninh TQ". Thực tế cho thấy, bất chấp một loạt cuộc tấn công ở Pakistan nhằm vào các công nhân TQ làm việc ở đó, năm ngoái Islamabad vẫn từ chối đề nghị của Bắc Kinh cử đội an ninh tư nhân đến bảo vệ họ, viện lẽ chính quyền sở tại có thể làm được việc này.
Các chính phủ nước ngoài bắt đầu cảnh giác sau vụ Wagner
Các chuyên gia phân tích an ninh cho biết, giống như các biểu tượng của chủ nghĩa tư bản Mỹ ở một số nơi trên thế giới, những dự án quốc tế của TQ là mục tiêu hấp dẫn cho những kẻ cướp và khủng bố xem sự hiện diện của Bắc Kinh là
"mô h́nh khác của chủ nghĩa thực dân mới".
Những cuộc đánh bom tự sát ở Pakistan đă giết chết, làm bị thương và đe dọa các công dân TQ (trong đó có ba giáo viên bị mất mạng vào năm ngoái). TQ phải đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để chính phủ sở tại cho phép triển khai đội ngũ an ninh tư nhân bảo vệ cho họ. Công nhân TQ làm đường ở Sudan bị bắt cóc đ̣i tiền chuộc. Tháng Ba vừa qua, chín công dân TQ bị bắn chết tại một mỏ vàng mới mở của Cộng ḥa Trung Phi (CAR), nơi chính quyền địa phương đổ lỗi cho bọn lính đánh thuê Wagner.
Trước thực tế mới này, chính phủ TQ đă đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để chính phủ sở tại cho phép triển khai an ninh tư nhân bảo vệ công dân TQ. Nhu cầu bảo vệ công dân TQ ở nước ngoài và bảo vệ các khoản đầu tư ra nước ngoài đă đặt Bắc Kinh vào t́nh thế khó khăn. Để hợp thức hóa vấn đề này, Bắc Kinh đă sửa đổi luật lệ cho phép Giải pḥng quân được triển khai ra nước ngoài để bảo vệ công dân TQ. Bất cứ hành động trả đũa trực tiếp nào của TQ đều được bị cản trở bởi một trụ cột trong chính sách ngoại giao quốc tế của TQ:
Cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
(?)
Sau vụ tấn công mỏ vàng tại Cộng Ḥa Trung Phi, ông Tập chỉ đưa ra những chỉ thị mơ hồ để bảo vệ công dân TQ và đưa thủ phạm ra trước công lư. Nhưng chính phủ TQ không thể làm ǵ hơn là nhắc lại cảnh cáo du lịch và thúc giục chính phủ CAR hành động.
Trong cuốn sách
"Money for Mayhem: Mercenaries, Private Military Companies, Drones, and the Future of War" sắp xuất bản vào tháng Mười 2023, học giả người Ư Alessandro Arduino xem các công ty an ninh tư nhân là cách thức mà chính phủ TQ
"lấp đầy khoảng trống" giữa việc giữ vững chính sách
"không can thiệp và sự hiện diện tại chỗ của PLA".
Bọn lính đánh thuê Wagner Nga đôi khi phải chấp nhận các hoạt động mạo hiểm v́ lợi nhuận. Ngược lại, các công ty an ninh TQ thường được thuê bởi các tập đoàn kinh doanh TQ như công ty vận chuyển
China Ocean Shipping và
China Road and Bridge để bảo vệ lợi ích thương mại của họ. Theo giới quan sát, cho dù các công ty an ninh do chính phủ TQ kiểm soát và phải phục vụ các mục tiêu chính trị của Bắc Kinh, nhưng lại không trực tiếp giúp sức các chính phủ sở tại nếu có biến động xảy ra.
Ở nước ngoài, nhiều công ty TQ chỉ muốn thể hiện việc thuần túy kinh doanh thương mại đa quốc gia và né tránh nói đến mối liên kết với ĐCSTQ. Nhưng các công ty an ninh thường làm điều ngược lại: Công khai sự liên kết với ĐSCTQ.
"Bất cứ nơi nào có mặt của hoạt động an ninh, tổ chức đảng sẽ được thành lập, trang web của Huaxin Zhongan nhấn mạnh. Công ty luôn lấy phẩm chất chính trị làm nhân tố hàng đầu trong việc kiểm tra và quản lư các nhóm an ninh của công ty ở nước ngoài, đồng thời kiên quyết tăng cường sự lănh đạo của đảng đối với những nhóm an ninh này".
Trên trang web của ḿnh,
Huaxin Zhongan c̣n cho biết, có đến 42% nhân viên bảo vệ chủ yếu làm việc ở TQ là bộ đội đă nghỉ hưu trong khi tất cả nhân viên an ninh ở nước ngoài đều là cựu bộ đội Giải Phóng quân, trích dẫn lại từ
Wall Street Journal.
Dự án cơ sở hạ tầng tầm cỡ
Vành đai và Con đường do Tập Cận B́nh phát động với các hải cảng, đường sắt và đập trị giá hàng tỷ đôla ở hàng chục quốc gia (chủ yếu là các nước đang phát triển) đă tiến hành được hơn một thập niên qua. Dự án đă tạo việc làm cho hàng trăm ngàn công dân TQ gồm kỹ sư và công nhân ở những công tŕnh ngoài TQ. Nhưng không phải lúc nào đội ngũ này cũng được bảo vệ an toàn.
Khi các công ty TQ mở rộng hoạt độn
g theo lệnh của ĐCSTQ, Bắc Kinh đă khuyến khích các công ty an ninh thương mại như Huaxin Zhongan Group, China Huawei Security Group và
DeWe Security Group thuộc
Frontier Services Group t́m mọi cách để vươn ra toàn cầu.
Frontier vốn là công ty con của tập đoàn đầu tư
Citic trụ sở tại Bắc Kinh, có đồng sáng lập là Erik Prince, một người đấu thầu quân sự người Mỹ được biết đến với công ty an ninh
Blackwater nổi danh một thời, dù các báo cáo tài chính của
Frontier cho biết ông này đă bỏ đi từ năm 2021.
Phần lớn hoạt động kinh doanh của các công ty an ninh trên là ở trong nước (chủ yếu là bảo vệ các ṭa nhà văn pḥng và điều hành xe bọc thép chở tiền chẳng hạn) nhưng tất cả đều quảng cáo sử dụng các cựu binh thuộc lực lượng đặc biệt của PLA và từng bảo vệ các công tŕnh
Vành đai và Con đường nằm bên ngoài TQ.