Bên cạnh địa táng và hỏa táng phổ biến, một số nơi trên thế giới từng thực hiện những kiểu mai táng độc nhất vô nhị. Trong số này, người dân trên quần đảo Solomon từng mai táng người chết bằng kiến.
Địa táng và hỏa táng là 2 hình thức mai táng phổ biến nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, một số nơi trên thế giới có những kiểu mai táng độc lạ, khó tin. Điển hình là kiểu mai táng bằng kiến của người dân ở trên quần đảo Solomon.
Trong nhiều thế kỷ, người Melanesia thuộc quần đảo Solomon nằm ở phía Đông của Papua New trên vùng biển nam Thái Bình Dương sống biệt lập với thế giới bên ngoài. Họ có nhiều tập tục truyền thống độc lạ được lưu truyền qua nhiều thế kỷ.
Trong đó, người Melanesia sống trên quần đảo Solomon không có truyền thống chôn cất người quá cố. Trên thực tế, họ sẽ đưa thi thể người quá cố tới nơi hoang vắng trên đảo rồi để lại đó cho đàn kiến giúp phân hủy tử thi.
Về sau, người thân trong gia đình sẽ mang hộp sọ về và đặt trên đảo nhỏ gọi là Nusa Kunda giống như một nghĩa trang. Những người có địa vị cao trong cộng đồng như thủ lĩnh, chiến binh... sẽ được đặt hộp sọ tại nơi trang nghiêm nhất và cao nhất tại Nusa Kunda.
Phong tục mai táng độc lạ khác là ở ngôi làng nhỏ Teruyan ở Bali, Indonesia. Sau khi qua đời, thi hài người quá cố sẽ được đưa tới nghĩa trang bằng phương tiện đặc biệt gọi là xuồng ba lá Pedau.
Sau khi tiến hành các nghi lễ, người thân trong gia đình và họ hàng sẽ đặt thi hài người quá cố vào hố sâu rồi dựng hàng rào bằng tre nứa trông giống như chiếc lồng. Mặc dù phơi nắng mưa nhưng tử thi không bốc mùi hôi thối khó chịu. Thay vào đó, tử thi tỏa ra mùi hương dịu nhẹ của cây cối.
Sở dĩ như vậy là vì ngay gần khu vực mai táng là cây có kích thước to lớn được dân làng Teruyan gọi là "cây thần". Người dân ở đây tin rằng, "cây thần" giúp bảo vệ linh hồn người quá cố để họ được yên nghỉ.
Ở Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei có một tục lệ mai táng độc đáo. Đó là khi những đứa trẻ không may qua đời sớm thì sẽ được mộc táng (tức mai táng trên cây).
Theo truyền thống, thi thể các em bé xấu số sẽ được tắm rửa sạch sẽ rồi cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ. Sau khi hoàn thành các nghi lễ, người Nyingchi và Kangbei sẽ treo hộp gỗ chứa thi hài trẻ em lên trên cây.
Chiếc hộp chứa thi hài bé trai sẽ được treo lên cây ở vị trí cao hơn so với bé gái. Những cây được chọn để mộc táng thường mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông. Người dân địa phương tin rằng, mộc táng sẽ giúp linh hồn trẻ em dễ dàng tới thiên đường và không quay trở về làm hại những đứa trẻ khác.