Betelgeuse một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời – đang có mức dao động độ sáng và chu kỳ dao động độ sáng thay đổi, gây ra sự chú ư lớn đối với các nhà khoa học và làm dấy lên nghi ngờ ngôi sao này chuẩn bị phát nổ.
Betelgeuse, ngôi sao siêu khổng lồ đỏ thuộc cḥm sao Orion, đang phát sáng ở mức 150% độ sáng b́nh thường. Ảnh: Franco Tognarini/Getty Images/iStock
Betelgeuse là ngôi sao siêu khổng lồ đỏ gần với Trái Đất nhất và đồng thời cũng là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Trong thiên văn học Hy Lạp, Betelgeuse nằm ở phần vai của cḥm sao Orion nhưng tên của nó lại bắt nguồn từ tiếng Ả Rập bat al-jawzāʾ, có nghĩa là "vai của người khổng lồ".
Do là một ngôi sao biến thiên, độ sáng của Betelgeuse luôn có sự thay đổi. Từ lâu, chu kỳ dao động giữa sáng và mờ của ngôi sao này được các nhà khoa học xác định vào khoảng 400 ngày. Tuy nhiên từ cuối năm 2019 tới đầu năm 2020, ngôi sao này đă trải qua t́nh trạng được các nhà vật lư thiên văn gọi là "great dimming" – ánh sáng của ngôi sao này tới Trái Đất bị mờ đi đáng kể do bị mây bụi che khuất.
Kể từ đó, ngôi sao này đang có những hành vi có thể coi là bất thường. Theo Guardian trích dẫn nhà vật lư thiên văn Andrea Dupree thuộc Trung tâm Vật lư thiên văn Harvard-Smithsonian, Betelgeuse đang phát sáng ở mức độ 150% độ sáng b́nh thường và đang chuyển đổi giữa t́nh trạng sáng và mờ trong chu kỳ chỉ 200 ngày – nhanh gấp đôi so với b́nh thường.
Với độ sáng này, Betelgeuse đang là ngôi sao sáng thứ 7 trên bầu trời đêm và tăng 3 bậc so với thứ hạng trước đó của nó. Theo dự đoán của một nghiên cứu tiến hành bởi nhà vật lư thiên văn Andrea Dupree cùng các nhà khoa học khác từ Harvard và Đại học California, sẽ mất từ 5 đến 10 năm nữa trước khi Betelgeuse trở lại chu kỳ 400 ngày b́nh thường của ḿnh.
Tuy nhiên kể từ khi trải qua sự kiện great dimming, “các đường cong vận tốc hướng tâm và ánh sáng của Betelgeuse đă khác biệt rơ rệt so với trước đây”. Đây là một điều rất khác lạ và các nhà khoa học chưa từng thấy hành vi nào tương tự trước đây.
Dù các dấu hiệu này không phải là tín hiệu cho việc Betelgeuse sắp phát nổ ngay lập tức, ngôi sao này trên thực tế cũng đang trong giai đoạn cuối đời của ḿnh. Betelgeuse là một ngôi sao khổng lồ với đường kính lớn và độ sáng cao do quá tŕnh đốt cháy hydrogen mănh liệt hơn nhiều so với các ngôi sao như Mặt Trời. Tuy nhiên, cũng v́ lư do này mà nó sẽ có ṿng đời rất ngắn. Khi đi tới cuối chu kỳ của ḿnh, Betelgeuse sẽ phát nổ trong một hiện tượng gọi là supernova – vụ nổ siêu tân tinh và sau đó trở thành một ngôi sao neutron và có khả năng sẽ trở thành hố đen.
Các nhà khoa học dự đoán Betelgeuse sẽ phát nổ vào một thời điểm bất kỳ trong 10.000 năm cho tới 100.000 năm tới. Tính trên phạm vi vũ trụ, điều này sẽ xảy ra rất sớm nhưng nếu tính theo phạm vi đời người, việc chúng ta có thể chứng kiến vụ nổ siêu tân tinh của Betelgeuse gần như là không thể.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu nó vẫn giúp các nhà khoa học đạt được nhiều lợi ích. Nhận định về việc này, tiến sĩ Sara Webb, nhà vật lư thiên văn tại Đại học Công nghệ Swinburne ở Australia, cho biết: “Một trong những điều thú vị nhất về Betelgeuse là chúng tôi có thể quan sát các giai đoạn cuối cùng trong quá tŕnh tiến hóa của một ngôi sao lớn gần như trong thời gian thực - điều mà chúng tôi chưa từng có cơ hội nghiên cứu trước đây”.
Bà cũng cho biết tuy việc quan sát được Betelgeuse nổ là rất khó, bà vẫn luôn hy vọng rằng “chúng ta gặp may mắn”. Về mặt lư thuyết, ngôi sao này có thể chưa phát nổ, nhưng kể cả nếu như nó đă phát nổ, con người cũng chưa thể quan sát được. Do nằm cách Trái Đất khoảng 600 năm ánh sáng, ánh sáng từ vụ nổ của Betelgeuse sẽ tốn 600 năm mới đến được Trái Đất để con người có thể quan sát.