Nhiều dấu hiệu của bệnh tim giống với những bệnh lư thông thường khác khiến cho bệnh nhân mất cảnh giác.
Bệnh tim là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp thế giới mỗi năm. Tuy nhiên, một số dấu hiệu điển h́nh cảnh báo sức khỏe trái tim đang có vấn đề lại dễ bị ‘tảng lờ’.
Ameet Bakhai, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Spire Bushey (London, Anh), cho biết bệnh nhân thường không để ư tới các dấu hiệu "cho tới khi quá muộn".
Vị bác sĩ này cho hay một người trưởng thành khỏe mạnh có thể chạy lên 2 tầng cầu thang, đứng dậy nhanh mà không bị chóng mặt, nhịn thở được tới 20 giây và ngồi xổm mà không có dấu hiệu ǵ bất thường sau đó.
Triệu chứng của bệnh tim thường bị bỏ qua
Các triệu chứng như chóng mặt, sưng/ phù chân có thể là những dấu hiệu sớm cảnh báo tim "đang có vấn đề" nhưng nhiều người lại cho rằng đó là triệu chứng của các t́nh trạng sức khỏe b́nh thường khác.
Bác sĩ Bakhai cho biết thêm những triệu chứng như có cảm giác nặng ở cánh tay khi gắng sức, thường xuyên thở hụt hơi khi đi bộ lên cầu thang, nhịp tim nhanh hoặc chậm có thể là "dấu hiệu mà trái tim đang kêu cứu".
Một số triệu chứng khác, chẳng hạn như gặp khó khăn khi cúi xuống hoặc đứng lên, cũng có thể là dấu hiệu ám chỉ "chức năng của tim đang bị ảnh hưởng hoặc chất lỏng dư thừa đang tích tụ lại trong cơ thể".
Vị chuyên gia tim mạch nhấn mạnh các triệu chứng khác của bệnh tim mà mọi người không nên bỏ qua đó là đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi vận động nhẹ nhàng, buồn nôn kèm đau tức ngực và mệt mỏi ngay cả khi đi bộ.
Trong một cuộc khảo sát, 2.000 người tham gia trả lời một bảng hỏi, có tới hơn 1 nửa số này (54%) cho biết họ không nghĩ rằng những dấu hiệu vừa kể trên có thể là triệu chứng của bệnh tim mặc dù có tới 50% cho biết họ đă từng trải qua một trong số các triệu chứng đó.
Lầm tưởng về bệnh tim
"Các bệnh về tim sẽ nặng nề hơn nếu không được phát hiện sớm. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo là rất quan trọng để ngăn ngừa những điều đáng tiếc", bác sĩ Bakhai cho hay. Ông cũng nói thêm việc chăm sóc, bảo vệ trái tim cần được ưu tiên.
Mặc dù thiếu cảnh giác với các triệu chứng của bệnh tim nhưng có tới 68% số người trong cuộc khảo sát trên cho rằng sức khỏe trái tim là "vô cùng quan trọng" đối với họ và 80% những người trên 65 tuổi đồng thuận với nhận định này.
Rob Hobson, một chuyên gia dinh dưỡng thể thao, cho rằng có sự mâu thuẫn giữa những ǵ mà những người tham gia khảo sát nói và làm.
"Ai cũng nói rằng sức khỏe tim mạch là điều quan trọng sống c̣n đối với ḿnh, nhưng họ lại lờ đi các dấu hiệu cảnh báo bệnh, đồng thời làm những điều không tốt cho tim như ăn nhiều đồ ăn nhanh, hút thuốc. Cuộc khảo sát trên cũng cho thấy mọi người đă cố gắng thay đổi các thói quen của ḿnh nhưng rơ ràng họ vẫn thiếu các hiểu biết đúng đắn", chuyên gia Hobson nói thêm.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra 26% số người tham gia không cho rằng các dấu hiệu ở trên là "nguy hiểm", trong khi 17% nghĩ rằng họ quá trẻ để có thể mắc các bệnh tim mạch.
Bác sĩ Bakhai nói: "Đây là một hiểu nhầm đáng buồn. Bệnh tim có thể gặp ở bất cứ ai trong bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là đối với những người đă từng mắc COVID-19. Virus SARS-CoV-2 có thể tấn công tim và gây ra viêm cơ tim".
Một nghiên cứu của Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh vào năm 2021 cho thấy hơn 1 nửa số bệnh nhân nhập viện do nhiễm COVID-19 có các tổn thương về tim. Các tổn thương này bao gồm viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ.
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe tim mạch?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, để có một trái tim khỏe mạnh, chúng ta cần thực hiện những điều sau đây:
1. Có một chế độ ăn uống lành mạnh
Nên ăn nhiều các loại thực phẩm khác nhau bao gồm trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và quả hạch.
Cắt giảm các loại thực phẩm nhiều muối như thịt xông khói, xúc xích, cá khô.
Nên dùng các loại gia vị có hàm lượng natri thấp.
Tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp và thức ăn nhanh.
Thay thế các đồ ăn nhẹ có đường như bánh rán, bánh quy bằng trái cây, rau củ tươi; thay thế đồ uống có ga bằng nước ép rau củ quả.
Chế độ ăn lành mạnh góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim. (Ảnh: Shutterstock)
2. Giữ cân nặng ở mức vừa phải
Thừa cân, béo ph́ thường làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, hăy giảm cân nếu bạn đang thừa cân.
3. Tăng cường hoạt động thể chất
Nên tập thể dục thể thao ít nhất 2,5 giờ/ tuần. Hoạt động thể chất giúp bạn cải thiện mức huyết áp, cholesterol trong máu, đồng thời kiểm soát được cân nặng.
Kể cả tập không đủ thời lượng khuyến cáo ở trên vẫn có lợi cho sức khỏe hơn là không tập.
4. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều không có lợi cho tim. Bỏ thuốc lá là món quà sức khỏe lớn nhất mà bạn có thể tặng cho trái tim của ḿnh và đem lại những lợi ích sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài, bao gồm cả việc sống lâu hơn tới 10 năm.
Nghiên cứu chỉ ra sau một năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ giảm 1 nửa so với người hút thuốc.
5. Hạn chế đồ uống có cồn
Rượu bia có liên quan đến hơn 200 loại bệnh tật và tổn thương, bao gồm cả bệnh tim mạch.
6. Kiểm tra huyết áp và mỡ máu thường xuyên
Đây là những việc làm cần thiết để duy tŕ một trái tim khỏe mạnh. Nhiều người không có biểu hiện ngay cả khi họ đă bị huyết áp cao. Thêm vào đó, hăy kiểm soát huyết áp, mỡ máu bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nếu đang mắc phải 2 t́nh trạng này.
VietBF @ Sưu tầm