Theo chân bản triều Nguyễn, sáng mùng một Tết, vua đến cung Diên Thọ lễ mừng Thái Hậu, sau đó đến điện Thái Ḥa nhận biểu mừng.
Dịp năm mới, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức nhiều hoạt động tái hiện các nghi lễ thời vua triều Nguyễn. Câu chuyện về lễ Tết chốn cung đ́nh cũng được nhiều người quan tâm. Trong các châu bản, mộc bản triều Nguyễn - hai di sản của Việt Nam được nhận bằng di sản tư liệu thế giới, có nhiều thông tin cụ thể về Tết của vương triều nhà Nguyễn.
Quang cảnh ngày Tết tại hoàng cung triều Nguyễn năm 1923.
Hoạt động chuẩn bị Tết diễn ra từ đầu tháng 12 âm lịch, với nhiều nghi lễ. Lễ Ban sóc (ban lịch) vào ngày mồng một tháng Chạp là nghi lễ mở màn. Triều đ́nh cho làm lịch, do Khâm Thiên giám biên soạn để phát cho hoàng thân, quan văn, vơ và các địa phương. Theo Châu bản Tự Đức, tập 163, tờ 290: "Ban bảo chính sóc là việc chính trị lớn của vương giả kính trời chăm dân. Xin lấy ngày mồng một tháng này đặt đại triều ở điện Thái Ḥa để truyền chỉ ban lịch, theo như phép cũ" và được vua phê chuẩn.
Từ năm Gia Long thứ năm (1806), lễ diễn ra tại điện Thái Ḥa, đến thời vua Thiệu Trị, lễ được tổ chức tại Ngọ Môn. Ban đầu, lịch được gọi là Vạn toàn, sau đó chuyển sang Hiệp kỷ. Lịch được phân thành nhiều loại: Ngự lịch - loại chép tay, chỉ có một bản dâng lên vua; Quan lịch - bản ban phát cho các quan, dân; Long phụng lịch - bản đặc biệt để thờ tại Thái miếu, Thế miếu... Đây được xem là biểu tượng năm mới, niềm vui mà triều đ́nh mang đến cho muôn dân dịp Tết. Nhà thơ Trần Tế Xương từng viết: "Xuân từ trong ấy ban ra/ Xuân chẳng riêng ai, khắp mọi nhà".
Lễ Tiến xuân - Nghênh xuân được cử hành vào ngày lập xuân, bắt đầu từ năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Lễ sử dụng tượng Mang Thần (thần bảo hộ nông nghiệp), Thổ Ngưu (trâu đất) - tượng trưng cho công việc cày cấy, và Xuân Sơn (núi xuân) - đại diện cho ruộng đồng, làm linh vật, nhằm dẫn ḥa khí, thể hiện tinh thần trọng nông, mong ước mưa gió thuận ḥa, mùa màng bội thu.
Lễ phong ấn nhằm tạm ngưng công việc triều chính, chuẩn bị đón Tết. Theo cuốn Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19, hàng năm, vào hạ tuần tháng Chạp, vua cho làm lễ Phất thức (tức phong khóa bảo tỷ) tại điện Cần Chánh. Trước ngày hành lễ, nội các dâng tŕnh vua bản danh sách các hoàng tử, văn vơ đại thần nhằm chọn ra những người được tham dự. Đến ngày, mọi người mặc lễ phục đứng dàn hàng. Khi nội thần bưng ḥm ra gian giữa điện, các quan bước vào kiểm tra rồi dùng lụa đỏ và nước hương thang để lau chùi ấn. Sau đó, ấn được cho vào ḥm, niêm phong và cất về chỗ cũ.
Sau khi phong ấn, vua và các quan nghỉ việc triều chính. Tuy nhiên, lễ này c̣n phụ thuộc vào t́nh h́nh chính sự của đất nước. Đầu năm mới, chọn ngày tốt, vua cho làm lễ khai ấn để quay trở lại công việc.
Ngày 22 tháng Chạp, vua đến Thái miếu hoặc Thế miếu mời vong linh các vị tiên đế, tổ tông đă khuất về ăn Tết, gọi là lễ Hợp hưởng. Ngoài các phẩm vật, đồ vàng mă, trên mỗi bàn thờ c̣n có một cây lụa trắng gọi là chế bạch. Vua cũng sai các hoàng tử, thân công, quan đại thần đi tế cúng ở các lăng tẩm, đền miếu...
Giao thừa và ba ngày đầu năm là khoảng thời gian quan trọng nhất. Theo Châu bản triều Nguyễn, Thành Thái, tập 28, tờ 289: "Vâng xét lệ trước, hàng năm, ngày Trừ tịch và ba ngày Tết Nguyên đán, tổng cộng là bốn ngày, trừ việc quan trọng cấp bách cần tiến tŕnh ngay, c̣n lại việc tầm thường của các bộ nha xin dừng việc tiến bài".
Ngày 30 tháng Chạp, sáng sớm, hoàng tử, hoàng thân đến các miếu làm lễ Tuế trừ tiễn biệt năm cũ. Sau đó, vua ngự điện Thái Ḥa làm lễ Thướng tiêu (dựng cây nêu) - nghi thức đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới - cùng các quan văn, vơ. Các cung điện đều dựng nêu và treo pháo để đốt chào mừng năm mới.
Thời khắc giao thừa là lúc tiến hành lễ Trừ tịch nhằm xóa bỏ hết những điều không may mắn, vui vẻ của năm cũ. Vua đến Thái miếu làm lễ, cử các quan văn, vơ đến Triệu Tổ miếu và miếu Hoàng Khảo. Cửa ở lối đi trong Đại nội sẽ được mở. Trong sân điện Thái Ḥa, mỗi khắc (15 phút) cho nổ 20 tiếng súng lệnh, suốt đêm đủ 1.000 tiếng.
Mùng một được bắt đầu bằng việc vua đến cung Diên Thọ lễ mừng Thái Hậu. Châu bản triều Nguyễn, Tự Đức, tập 33, tờ 215 nêu: " Đầu năm, vào dịp Tết Nguyên đán, ngày mùng một, Hoàng thượng đến cung Diên Thọ làm lễ khánh hạ. Chúng thần thỉnh xin tuân theo lệ trước, bắn bảy phát pháo".
Vua Khải Định đến thỉnh an thái hậu ở cung Diên Thọ.
Lễ xong, vua đến điện Thái Ḥa để hoàng thân, quan văn, vơ làm lễ bái, dâng biểu mừng. Sau đó, vua ban yến và thưởng cho những người tham dự cũng như ban ân chiếu rộng khắp cho chúng dân. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép: "Năm 1808, ngày Tết Nguyên đán thưởng cho thân công cùng các hoàng tử 20 lạng bạc, các quan văn vơ chánh thất phẩm 10 lạng, ṭng nhất phẩm chín lạng bạc, chánh nhị phẩm sáu lạng, ṭng nhị phẩm năm lạng".
Sử sách cũng ghi lại trường hợp vua cho dừng việc thiết triều chúc Tết và ban yến. Theo Châu bản triều Nguyễn, Tự Đức, tập 11, tờ 385: "Sáng ngày mùng một Tết năm tới có nhật thực, nay lại đang có dịch bệnh lưu hành. V́ vậy, thiết triều chúc Tết và ban yến ngày mùng một Tết năm mới đều truyền cho đ́nh chỉ".
Người hầu trong cung chuẩn bị yến tiệc.
Mùng hai, vua làm lễ tiến tân và chiêm bái tại điện Phụng Tiên - nơi thờ các vua triều Nguyễn đời trước. Sau đó, ban thưởng yến tiệc và tiền vàng cho các quan văn chánh lục phẩm, vơ chánh ngũ phẩm.
Mùng ba, vua ban yến cho biền binh, lính thợ trấn giữ ở các đồn lũy. Sau đó làm lễ hóa vàng cầu âm phúc. Vua cũng đi thăm thầy dạy, sư trưởng của ḿnh. Mùng năm, vua đi du xuân, thăm viếng lăng tẩm, chùa đền bên ngoài Kinh thành để t́m hiểu đời sống nhân dân.
Mùng bảy, lễ Hạ tiêu (hạ nêu) và Khai ấn được cử hành. Sau chín phát súng trên kỳ đài, các quan viên mở hộp đựng ấn triện, tượng trưng cho công việc của năm mới bắt đầu.
VietBF@ sưu tập