Theo như cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào (2002-2012), được cho là «bị hộ tống» rời hội nghị một cách công khai trong vẻ bối rối và không hài ḷng, ngay trước cuộc bỏ phiếu sau cùng của kỳ họp bế mạc Đại hội 20 Đảng Cộng Sản Trung Quốc, phải chăng cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào bị ép rời hội trường ?
Trung Quốc : Hồ Cẩm Đào « bị ép » rời hội trường ?
« Chuyện quái ǵ xảy ra cho Hồ Cẩm Đào ? » là câu hỏi trên trang mạng Foreign Policy ngày 22/10/2022, ngay sau khi Đại hội 20 ĐCSTQ kết thúc cùng ngày, với một đoạn video truyền h́nh trực tiếp hiếm hoi và gây sốc : Cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào (2002-2012), được cho là « bị hộ tống » rời hội nghị một cách công khai trong vẻ bối rối và không hài ḷng, ngay trước cuộc bỏ phiếu sau cùng của kỳ họp.

Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận B́nh nh́n cựu lănh đạo Hồ Cẩm Đào rời hội nghị tại phiên họp bế mạc ngày 22/10/2022. AFP - NOEL CELIS
James Palmer, phó tổng biên tập Foreign Policy, lưu ư rằng Đại hội ĐCSTQ là một sự kiện được tổ chức và dàn dựng hết sức chặt chẽ, v́ các chính sách cho những năm sắp tới đă được bàn thảo từ nhiều tuần, nhiều tháng trước đó. Thế nên, theo ông, ít nhất có ba giả thuyết để giải thích. Thứ nhất là do vấn đề sức khỏe, hoặc do tuổi cao sức yếu hoặc nghi vấn có kết quả dương tính xét nghiệm PCR Covid-19 bất ngờ. Thứ hai, Tập Cận B́nh lo sợ Hồ Cẩm Đào bỏ phiếu trắng hoặc chống lại ông trong phiên bỏ phiếu kết thúc đại hội. Tuy nhiên, theo James Palmer, giả thuyết thứ ba mới là đáng quan tâm, và đáng lo ngại nhất.
Theo đó, đây là một kịch bản đă được lên kế hoạch. Ông Tập Cận B́nh cố t́nh và công khai làm nhục người tiền nhiệm – báo hiệu việc sử dụng các công cụ kỷ luật đảng để rồi có biện pháp trừng phạt tư pháp chống Hồ Cẩm Đào. Một cử chỉ khác thường nhưng là c̣n nhằm truyền đạt một thông điệp về quyền lực tuyệt đối của Tập Cận B́nh, vốn dĩ đă được củng cố mạnh mẽ. Việc ông Tập trở thành « hạt nhân » của đảng Cộng sản Trung Quốc và nắm thêm quyền lănh đạo một nhiệm kỳ thứ ba, là điều chưa từng có tại Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.
James Palmer nhắc lại trong buổi khai mạc đại hội, Tập Cận B́nh đă có những lời lẽ khắc nghiệt để mô tả t́nh h́nh nội bộ đảng lúc ông mới lên cầm quyền khi nói đến một sự « sa sút, lơ là, kém hiệu quả trong sự lănh đạo của đảng », nhưng không nêu đích danh Hồ Cẩm Đào hay những cái tên nào khác, dù rằng có nhắc đến một cách tượng trưng những đóng góp của Hồ Cẩm Đào đối với lư thuyết Mác-xít, Triển vọng Phát triển Khoa học.
Trung Quốc và chuyện « thâm cung bí sử »
Một sự sỉ nhục công khai như thế có thể là một tín hiệu rơ ràng gởi tới « những bậc lăo thành đă về hưu », những cựu lănh đạo vẫn sinh hoạt đảng, một lực lượng trong đảng mà quyền lực của Tập Cận B́nh không bị trói buộc. Trong trường hợp này, th́ cử chỉ muốn giúp đỡ Hồ Cẩm Đào của Lật Chiến Thư là một ḷng tốt mang tính bản năng, nhưng nguy hiểm đối với một đồng chí cũ.
Nhưng James Palmer cũng cho rằng cách làm này dường như là « Không Cần Thiết ». Bởi v́, mọi nguồn lực mà ông Hồ Cẩm Đào có được trong nội bộ đảng đă bị biến mất từ lâu, phe Đoàn Thanh Niên đă bị tiêu diệt, các đồng chí của ông, hoặc bị băi chức hoặc bị bắt giam. Thế nên, khó có thể tin rằng Hồ Cẩm Đào là một mối đe dọa chính đáng cho Tập Cận B́nh.
Kể cả khi Tập Cận B́nh muốn có một hành động tàn ác thâm độc, Hồ Cẩm Đào nếu có bị làm nhục, th́ điều đó cũng sẽ được thực hiện trong cuộc họp kín như những ǵ từng diễn ra dưới thời Mao Trạch Đông. Và do vậy, thế giới sẽ không bao giờ biết được chính xác điều ǵ đă xảy ra trong nhiều năm tại một đất nước mà yếu tố bí mật và thận trọng luôn là một tiêu chí của ĐCSTQ.
Dẫu sao th́ theo nhận định của nhà báo Dorian Malovic, trưởng ban châu Á nhật báo Công Giáo La Croix, với kênh truyền h́nh TV5Monde, Tập Cận B́nh bế mạc đại hội với một lời cảnh báo kép dành cho phương Tây :
« Đây là một thông điệp kép dành cho nước ngoài. Tôi xin lưu ư là những h́nh ảnh này, ngay cả người dân Trung Quốc cũng không được xem, và thậm chí từ khóa Hồ Cẩm Đào trên các mạng xă hội hiện giờ vẫn bị kiểm duyệt. Đối với người nước ngoài, thông điệp đưa ra rất rơ ràng, đương nhiên Tập Cận B́nh có thể tuyên bố "Trung Quốc cần đến thế giới và thế giới cũng cần đến Trung Quốc".
Trong khi chờ đợi, Trung Quốc sẽ tiếp tục áp đặt chính sách "Zero Covid", hạn chế, phong tỏa, nhốt hàng triệu người dân, và gây ra nhiều vấn đề kinh tế, thất nghiệp ở giới trẻ. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ co cụm lại, bảo vệ ḿnh trước các ảnh hưởng dân chủ và nhân quyền từ nước ngoài. Và nhất là, Trung Quốc sẽ thật sự tập trung hoạt động của ḿnh cho an ninh nội địa như Tập Cận B́nh tuyên bố, bất chấp việc gây thiệt hại cho nền kinh tế. »