Hiện chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đối mặt với thách thức ngày càng gia tăng là phải cân bằng giữa hỗ trợ Ukraine và kiềm chế hậu quả xung đột. Lời kêu gọi tấn công phủ đầu Nga thực sự tạo sức ép lớn lên NATO nói chung và Mỹ nói riêng.
Nhà lănh đạo Ukraine đă đưa ra lời kêu gọi chấn động
Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 6/10 kêu gọi tiến hành tấn công phủ đầu Nga. Ông nói: “Điều quan trọng là, tôi một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế, như tôi đă kêu gọi trước thời điểm 24/2, chúng ta cần các cuộc tấn công phủ đầu, để chúng ta sẽ biết được điều ǵ sẽ xảy đến với họ nếu họ sử dụng vũ khí hạt nhân. Đừng đợi đến khi Nga thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân… Đây là điều NATO nên làm”.Giới chức Kiev sau đó cho rằng lời của ông Zelensky đă bị truyền thông trích dẫn sai. Thư kư báo chí của Tổng thống Zelensky, Serhii Nykyforov, nói như sau: “Tổng thống nói về thời kỳ trước ngày 24/2. Lúc đó, cần áp dụng các biện pháp pḥng ngừa để ngăn Nga khởi động chiến tranh. Tôi xin nhắc lại rằng các biện pháp duy nhất được thảo luận lúc ấy là các lệnh trừng phạt phủ đầu”.
Tuy nhiên, cách giải thích này cũng không sát hợp với các tuyên bố của Tổng thống Zelensky.
Cảm xúc trong lời kêu gọi của ông Zelensky hôm 6/10 thực ra vẫn là một bộ phận nhất quán trong chính sách của Ukraine kể từ khi xung đột quân sự với Nga nổ ra. Giới chức cấp cao Kiev đă kêu gọi Mỹ trong nhiều tháng hăy áp một vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine - động thái gần như chắc chắn sẽ lôi Mỹ vào một cuộc chiến nóng với Nga. Tương tự, chính quyền Tổng thống Zelensky tiếp tục yêu cầu NATO kết nạp Ukraine ngay lập tức - t́nh huống này cũng buộc khối liên minh quân sự này phải can thiệp vào Ukraine trên thực địa chống lại các lực lượng Nga.
Mỹ ủng hộ Ukraine nhưng vẫn cẩn trọng kiềm chế trước Nga
Lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine về một cuộc tấn công phủ đầu vào Nga xuất hiện ngay sau một bài báo chấn động trên tờ New York Times nói rằng nữ nhà báo Nga Daria Dugina bị ám sát trong một vụ đánh bom xe ở ngoại ô Moscow do cơ quan đặc vụ Ukraine thực hiện với sự chỉ đạo từ một số nhân vật trong chính quyền Ukraine. Có thông tin cho hay giới chức Mỹ đă nhắc nhở phía Ukraine về vụ sát hại này. Theo Mỹ, vụ sát hại đó không phục vụ các mục tiêu chính đáng của Ukraine trên chiến trường và nguy cơ kích động Nga thực hiện các vụ tấn công trả đũa nhằm vào chính các quan chức Ukraine.
Tóm lại, loạt sự kiện tuần qua đă tạo ra một sự rọi chiếu mới lên các khác biệt về lợi ích giữa Ukraine và Mỹ.
Ban lănh đạo Ukraine, bị vướng trong cái mà họ gọi là cuộc chiến sinh tồn v́ nhà nước Ukraine, đă gửi đi tín hiệu họ sẽ chấp nhận bất cứ rủi ro nào và tổn phí nào để đạt được chiến thắng hoàn toàn trước Nga.
Trong khi đó, dù đầu tư nhiều vào thành công của Ukraine, Mỹ vẫn vạch rơ các ranh giới quân sự và chính trị nhằm ngăn ngừa leo thang xung đột thành chiến tranh hạt nhân và giữ cho xung đột không lan ra thành một cuộc chiến tranh quy ước rộng lớn hơn trên lục địa châu Âu. Ngay cả khi ông Zelensky thúc đẩy phương Tây tiến hành một cuộc chiến tranh trên lư thuyết chống lại Nga, giới chức cấp cao Mỹ vẫn bí mật và công khai bày tỏ các quan ngại rằng xung đột Nga - Ukraine có thể bùng phát thành một thảm họa chiến tranh hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Biden phát biểu, cũng vào ngày 6/10: “Lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, chúng ta có một mối đe dọa trực tiếp về sử dụng vũ khí hạt nhân nếu mọi thứ cứ diễn tiến trên thực tế như hiện nay”.
|