Gập bụng, giăn cơ, co, duỗi toàn thân, tập cơ đùi sau… có thể giúp giảm đau hông sau khi chạy bộ.
Đau hông là một chấn thương phổ biến ở người thường xuyên chạy bộ hoặc chạy đường dài. Cơn đau ở hông có thể kéo dài trong vài ngày, thậm chí vài tháng. Trường hợp đau hông nặng sau chạy nên đi khám sức khỏe, tập vật lư trị liệu.
Theo Học viện Phẫu thuật Chỉnh h́nh Mỹ (AAOS), nguyên nhân gây đau hông là do người chạy hoạt động, tập thể dục quá mức hoặc gặp chấn thương trên đường chạy. Những yếu tố nguy cơ như gập cơ hông nhiều lần, chiều dài hai chân không đều nhau, thay đổi dáng đi sau chấn thương... cũng có thể khiến người bệnh đau hông dữ dội. Nếu đau hông sau thời gian tập thể dục quá sức, người chạy có thể thực hiện các biện pháp sau.
Giăn cơ
Thực hiện các động tác kéo, giăn có thể giảm căng cơ, khắc phục cơn đau ở cơ gập hông. Các chuyên gia nhận định việc giăn cơ tại vị trí phù hợp ở cột sống thắt lưng và xương chậu giảm nguy cơ chấn thương hông. Người chạy có thể giăn cơ trong hơn 90 giây nhằm cải thiện tốc độ chạy, gia tăng năng lượng.
Rèn sức bền
Người hay đau hông sau chạy bộ nên dùng dây thun kháng lực nhằm rèn sức bền. Nếu người chạy gập bụng bằng dây thun đúng cách, các cơ sẽ hoạt động hiệu quả, gia tăng sức mạnh khi tập thể dục.
Kết hợp nhiều bài tập
Muốn cải thiện hoạt động của cơ hông, người chạy nên kết hợp nhiều bài tập như tập tạ, tập cơ chân bằng dây thun kháng lực, leo cầu thang, bơi lội. Khi thực hiện các bài tập này, mỗi người cần giữ tư thế chuẩn, tránh chấn thương hông. Khoa Y học Thể thao, Đại học Princeton (Mỹ) khuyên người tập nên trải nghiệm những bài tập nhỏ, tăng cường độ khi cơ thể đă thích ứng.
Đau hông là chấn thương thường gặp ở người chạy bộ. Ảnh: Freepik
Co, duỗi toàn thân
Với người đau hông mạn tính, các bài tập co, duỗi phần dưới của cơ thể là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau. Người bệnh cần thực hiện 3 bài tập nhỏ như sau.
Duỗi chân đơn: Người tập cần đứng ở một bên ghế, nâng chân phải, giữ trong khoảng 30 giây rồi đổi bên. Thực hiện 3-5 lần rồi lặp lại.
Tập cơ bụng: Nằm ngửa, co hai đầu gối, đặt chân trên sàn. Sau đó từ từ hóp cơ bụng, nâng mông đến khi cơ thể thẳng với đầu gối, giữ động tác này trong 3 giây, lặp lại 10 lần. Mỗi tuần tập 3 ngày.
Tập cơ đùi sau: Ngồi thẳng lưng, duỗi hai chân, gấp chân phải đồng thời đưa tay duỗi thẳng về phía trước, giữ trong 30 giây, lặp lại 3 lần với chân c̣n lại.
Theo các chuyên gia, bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh có thể điều trị đau hông bằng công thức đơn giản gồm nghỉ ngơi, chườm đá, quấn băng ép. Cụ thể, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lư, không dồn quá nhiều trọng lượng vào hông trong 48 giờ đầu sau khi cơn đau xuất hiện. Nếu đau dữ dội, bệnh nhân cần chườm đá vào hông nhiều lần trong ngày, mỗi lần 20 phút. Cùng với đó, dùng băng ép quấn quanh hông, nâng cao chân trước khi ngủ cũng giúp giảm đau.
Trường hợp đau nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm cho người bệnh giúp giảm đau tạm thời. Nếu t́nh trạng không cải thiện, chuyên gia có thể đề nghị gây tê khu vực đau bằng cách tiêm thuốc giảm viêm.
Trong 24-48 giờ đầu tiên sau khi gặp chấn thương hông hoặc xuất hiện cơn đau nhói, bệnh nhân không nên di chuyển hoặc vận động, giữ các cơ thả lỏng. Nếu cơn đau không tái phát, người bệnh có thể hoạt động b́nh thường, tránh tập thể dục nặng. Sau khi chạy, người tập nên thực hiện một số bài tập giúp duỗi cơ hông hiệu quả như nâng chân thẳng, leo núi tại chỗ, tập tạ chân...