Tăng huyết áp xuất hiện ở tuổi 20-40 có thể gây giảm nhận thức, rối loạn chức năng năo ở tuổi trung niên khoảng tuổi 55.
Thông tin nghiên cứu được tŕnh bày tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ vào tháng 2/2022. Cụ thể, tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và rối loạn chức năng năo ở người bệnh sau này, thậm chí kéo dài suốt đời.
Nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Mỹ) năm 2020 kiểm tra tác động của tăng huyết áp đối với năo ở mọi lứa tuổi. Theo đó, huyết áp tăng cao trong thời kỳ đầu đời, ngay cả khi c̣n nhỏ, liên quan đến cấu trúc năo bị thay đổi, chức năng mạch máu năo và quá tŕnh xử lư nhận thức. Việc can thiệp sớm có thể giúp b́nh ổn huyết áp và duy tŕ chức năng năo.
Theo thông tin của Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia (Mỹ), chấn thương năo có tính chất tích lũy và nó bắt đầu sớm hơn chúng ta nghĩ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những thay đổi trong các yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp giai đoạn đầu đời có liên quan đến việc làm tổn thương năo trong tương lai. Đây có thể là hậu quả của đột quỵ không được phát hiện, tổn thương chất trắng của năo, suy giảm nhận thức...
Tăng huyết áp có thể tác động đến những cấu trúc quan trọng của năo, trong đó có hồi hải mă chịu trách nhiệm h́nh thành trí nhớ. Cách đi lại, nhận thức và thậm chí cả cảm xúc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của năo. Tuy nhiên, nếu người bệnh có các biện pháp kiểm soát huyết áp tốt hơn khi c̣n trẻ th́ có thể giảm nguy cơ.
Tăng huyết áp ở người trẻ có thể làm giảm chức năng năo. Ảnh: Shutterstock
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa TP HCM, tăng huyết áp là căn nguyên chủ yếu gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu năo, nhồi máu cơ tim, suy thận... T́nh trạng này xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ, người làm việc văn pḥng. Theo Hội tim mạch Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên tăng lên khoảng 47%.
Bác sĩ Đức cho biết thêm, những người trẻ tuổi gặp t́nh trạng này không nên chủ quan, cần theo dơi huyết áp thường xuyên, ngay cả ở giai đoạn tăng huyết áp nhẹ hoặc "tiền tăng huyết áp". Chủ động đi khám và điều trị tích cực giúp giảm các vấn đề lâu dài.
Lối sống ít vận động và căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, bên cạnh các yếu tố khác như mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh thận, các vấn đề về tuyến giáp và một số loại thuốc nhất định. Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, siêu âm tim, siêu âm thận và các phương pháp khác có thể phát hiện những t́nh trạng này. Một số người có thể không biết rằng họ bị huyết áp cao nên chủ động đi khám định kỳ.
Huyết áp của người trẻ cao hơn b́nh thường trong ít nhất ba lần đến gặp bác sĩ có thể được chẩn đoán tăng huyết áp. Sau khi chẩn đoán, xác định loại tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát là rất quan trọng. Tăng huyết áp nguyên phát có nguyên nhân từ môi trường hoặc di truyền. Tăng huyết áp thứ phát là kết quả của một hay nhiều t́nh trạng bệnh lư tiềm ẩn khác, cần được theo dơi và điều trị hiệu quả.
Thay đổi lối sống là cách khá đơn giản giúp giảm huyết áp. Theo bác sĩ Đức, điều trị trước tiên cho người trẻ tuổi bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, tập thể dục thường xuyên, duy tŕ cân nặng hợp lư, giảm căng thẳng, tránh hút thuốc lá, tránh rượu bia... Nếu đă thay đổi lối sống nhưng huyết áp không ổn định, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc theo chỉ định. Tùy trường hợp, những loại thuốc này có thể bao gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu... người bệnh không nên tự ư dùng thuốc.