Nôn ra máu do vỡ mạch máu dạ dày thực quản, loét dạ dày… cần được cấp cứu v́ có thể dẫn đến sốc, thậm chí suy nội tạng, tử vong nếu không xử lư kịp thời.
Nôn ra máu là t́nh trạng chất nôn có máu đỏ hoặc nâu đen. ThS.BS Đoàn Hoàng Long, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, cơ chế chung của t́nh trạng nôn ra máu là rách hoặc vỡ các mạch máu từ đường tiêu hóa trên như từ dạ dày hoặc tá tràng. Chất nôn có màu nâu đen là do máu đă bị oxy hóa bởi axit trong dạ dày. Điều này chứng tỏ t́nh trạng chảy máu đă diễn ra được một thời gian. Nếu máu có màu đỏ tươi th́ t́nh trạng chảy máu mới xảy ra gần đây. Các nguyên nhân gây nôn ra máu bao gồm:
Loét dạ dày: là nguyên nhân phổ biến nhất gây nôn ra máu. T́nh trạng này xảy ra khi quá tŕnh viêm vượt qua bề mặt niêm mạc dạ dày, đến các mạch máu bên dưới và dẫn đến chảy máu. Lúc này, máu sẽ kích thích dạ dày và gây nôn ra máu.
Loét dạ dày do virus HP có thể dẫn đến nôn ra máu. Ảnh: Shutterstock
Viêm cấp tính: T́nh trạng viêm ở niêm mạc thực quản hoặc dạ dày có thể gây chảy máu từ động mạch nằm bên dưới. Nguyên nhân gây viêm thường gặp là do uống nhiều rượu, lạm dụng aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), trào ngược dạ dày thực quản nặng.
Giăn tĩnh mạch dạ dày thực quản: Xơ gan dẫn đến t́nh trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng, máu sẽ chảy về các hệ thống tĩnh mạch có áp lực thấp hơn như tĩnh mạch thực quản, dạ dày. Điều này làm cho các tĩnh mạch này trở nên căng phồng, giăn và dễ vỡ hơn. Khi các tĩnh mạch này vỡ ra sẽ gây chảy máu dạ dày, thực quản và nôn ra máu.
Hội chứng Mallory - Weiss: là nguyên nhân gây nôn ra máu ít gặp hơn. T́nh trạng này xảy ra khi việc nôn mạnh nhiều lần (thường sau khi uống nhiều bia rượu) gây rách niêm mạc thực quản, dẫn đến nôn ra máu.
Khối u lành tính hoặc ác tính: đều có thể gây chảy máu. Khi khối u chảy máu, người bệnh cần được xét nghiệm để chẩn đoán ung thư dạ dày, thực quản.
Vỡ mạch máu: chấn thương trực tiếp vào dạ dày, thực quản hoặc do các thủ thuật y tế có thể gây vỡ mạch máu và gây chảy máu cấp tính trong ổ bụng.
Dù ít gặp hơn nhưng các nguyên nhân như viêm mạch, dị dạng mạch máu, nuốt phải dị vật... có thể gây nôn ra máu.
Theo bác sĩ Hoàng Long, tùy thuộc vào lượng máu đă mất đi mà người bệnh sẽ được truyền dịch, truyền máu hoặc hỗ trợ oxy... Sau khi đă hồi sức cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành t́m nguyên nhân gây nôn ra máu bằng cách thăm khám, chỉ định thực hiện cận lâm sàng, nhất là nội soi đường tiêu hóa trên. Trong trường hợp bị thủng dạ dày, chấn thương, loét gây chảy máu rất nặng... bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Bác sĩ Hoàng Long khuyến cáo, suy hô hấp do tràn máu vào đường hô hấp là một trong những biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của nôn ra máu. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng nôn ra máu có thể dẫn đến sốc, thậm chí là suy nội tạng và tử vong. Người bệnh cần được các bác sĩ thăm khám ngay khi phát hiện chất nôn có máu hoặc màu đen bất thường, kèm theo các triệu chứng chóng mặt hoặc choáng váng; đau bụng; đau ngực dữ dội; da lạnh và xanh xao...