Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang rối như tơ ṿ khi vừa phải t́m cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, xoa dịu những người tiêu dùng đang lo lắng, vừa phải duy tŕ sự đoàn kết trong khối khi Moscow cắt giảm khí đốt.
Nga hôm 25/7 tuyên bố sẽ cắt giảm công suất đường ống Nord Stream 1 qua Đức xuống chỉ c̣n 20% kể từ 27/7. Ảnh minh họa: AP
Theo hăng AP (Mỹ), trước cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về kế hoạch cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt của các nước EU trong những tháng tới, đặc phái viên các nước EU hôm 25/7 vẫn đàm phán nhằm giữ đoàn kết cho 27 nước thành viên trong khối.
"Việc giữ đoàn kết vẫn đang được thực hiện", một quan chức ngoại giao cấp cao chia sẻ với hăng AP.
EU đang chuẩn bị cho khả năng Nga có thể cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt tự nhiên, khiến các nước châu Âu phải đối mặt với mùa đông lạnh giá v́ không đủ nguồn khí đốt dự trữ. Một số quốc gia EU như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, vốn ít phụ thuộc vào khí đốt Nga, không muốn người dân của họ phải chịu cảnh cắt giảm nhiều như đề xuất của EU. Điều này gây ra bất đồng trong nội bộ khối, buộc đặc phái viên các nước phải t́m cách để giữ đoàn kết trong khối.
Cho đến nay, Nga đă cắt hoặc giảm lượng khí đốt tới hàng chục quốc gia EU. Hôm 25/7, Moscow cho biết sẽ cắt giảm lưu lượng khí đốt qua một đường ống chính dẫn tới Đức từ ngày 27/7, xuống c̣n 20% công suất. Việc Nga cắt giảm khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 tiếp tục gây khó khăn cho việc lấp đầy các bể dự trữ khí đốt của EU.
Theo AP, đây là điều mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đă thấy được khi công bố đề xuất cắt giảm sử dụng khí đốt. Bà Ursula von der Leyen tin rằng ông Putin sẽ cắt giảm lượng khí đốt tự nhiên để tàn phá nền kinh tế và chính trị của EU trong mùa đông năm nay.
"Đây chính xác là một kịch bản mà chủ tịch Ursula von der Leyen đă đề cập đến tuần trước", Eric Mamer, phát ngôn viên Ủy ban châu Âu, nói. "Thực tế đă xác thực phân tích của chúng tôi. V́ vậy, chúng tôi hy vọng Hội đồng châu Âu sẽ thông qua đề xuất của EU vào ngày 26/7".
Eric c̣n cho biết, đại sứ các nước EU đă làm việc không ngừng về các vấn đề gây chia rẽ trong khối. "Điều đầu tiên và quan trọng nhất" là phải buộc các quốc gia EU chịu trách nhiệm quyết định khi nào việc cắt giảm khí đốt như vậy là bắt buộc.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tuyên bố việc cắt giảm khí đốt bắt buộc là bất hợp lư. Đại diện 2 nước lư giải rằng họ sử dụng rất ít khí đốt Nga so với các nước như Đức hay Ư, đồng thời có rất ít kết nối năng lượng với phần c̣n lại của châu Âu.
Một giải pháp thỏa măn tất cả thành viên trong khối được xem xét vào ngày 25/7 khi các đặc phái viên cân nhắc miễn trừ việc cắt giảm khí đốt cho một số quốc gia không có hoặc có ít liên kết năng lượng với các nước khác trong khối, cũng như các nước phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Việc giảm 15% sử dụng khí đốt của các nước EU từ tháng 8 năm nay đến tháng 3 năm sau là việc không dễ dàng. Chưa kể, việc này c̣n gây ra những bất đồng trong nội bộ khối.
EU đă thông qua lệnh cấm với than đá và phần lớn dầu Nga, nhưng không bao gồm khí đốt tự nhiên v́ EU phụ thuộc vào mặt hàng này để cung cấp năng lượng cho các nhà máy, sản xuất điện và sưởi ấm nhà ở.
Mục đích của các đề xuất mà Ủy ban châu Âu đưa ra là để đảm bảo, trong trường hợp Nga cắt giảm khí đốt, các ngành công nghiệp và dịch vụ thiết yếu của EU vẫn có thể hoạt động, trong khi các ngành khác sẽ phải cắt giảm.