Bệnh nhân dễ tăng cân, phù chân, tức ngực, mệt mỏi, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm v́ khó thở.
Tim có hai buồng bơm máu chính gồm tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải đưa máu đến phổi, lấy oxy. Tâm thất trái lớn hơn, có chức năng bơm máu giàu oxy cho cơ thể. Suy tim trái là t́nh trạng tim mất khả năng bơm máu, khiến các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết.
Người béo ph́, mắc bệnh tim mạch vành dễ bị suy tim trái do bộ phận này phải hoạt động quá mức để bơm máu, tim suy yếu, không xử lư được lượng máu từ phổi. Khoảng 15% người bệnh tử vong ở năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc bệnh. Tỷ lệ này tăng lên 50% với những bệnh nhân đă điều trị được 5 năm. Người trên 65 tuổi có nhiều nguy cơ bị suy tim.
Người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị suy tim. Ảnh: Freepik
Theo các chuyên gia, giảm chức năng của tâm thất trái là nguyên nhân phổ biến gây suy tim trái với hai dạng chính. Suy tim phân suất tống máu bảo tồn (suy tim tâm trương): cơ tim co bóp b́nh thường nhưng tâm thất trái không nạp đủ lượng máu cần thiết. Suy tim giảm phân suất tống máu (suy tim tâm thu): Cơ tim không co bóp hiệu quả, lượng máu giàu oxy bơm vào cơ thể giảm.
Các triệu chứng của suy tim trái dễ gây nhầm lẫn với dị ứng, nghẹt mũi, khó tiêu hoặc cảm lạnh nên khó nhận biết. Khi tim suy yếu, chất lỏng sẽ trào ngược vào phổi và xung quanh tim.
Người cao tuổi, béo ph́ có thể xuất hiện những triệu chứng suy tim trái như tức ngực, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức hoặc nằm ngủ, khó thở kịch phát về đêm, nhịp tim nhanh, phù bàn chân, mắt cá chân, tăng cân, buồn nôn, ho dai dẳng, thở kḥ khè, đi tiểu nhiều. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tim của người bệnh sẽ bị quá tải, dẫn đến t́nh trạng cơ tim ph́ đại (tim to), nhịp tim nhanh, huyết áp cao, lưu lượng máu đến tay, chân ít, thậm chí gây tổn thương thận, gan, đau tim.
Bệnh suy tim trái có những nguyên nhân như sau:
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp mạn tính là nguyên nhân phổ biến gây suy tim tâm trương, khiến tim làm việc nhiều để bơm máu. Hậu quả, cơ tim bị cứng, ảnh hưởng đến nhịp tim.
Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao có thể gây xơ cứng các mạch máu, buộc tim làm việc liên tục.
Bệnh động mạch vành: Lưu lượng máu đến tim rất thấp có thể gây thiếu máu cục bộ khiến tế bào cơ tim ngưng hoạt động.
Viêm màng ngoài tim: hạn chế khả năng chứa máu của tim.
Béo ph́: Cơ thể thừa cân làm tăng lớp chất béo quanh tim.
Ít vận động: Không tập thể dục thường xuyên là yếu tố tiềm ẩn gây tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, béo ph́.
Ngưng thở khi ngủ: T́nh trạng này khiến cơ thể có nhiều thay đổi phức tạp, dễ bị tăng huyết áp, giảm cung cấp oxy đến tim, tăng hoạt động của hệ thần kinh. Những thay đổi này gây ra sự không phù hợp giữa cung và cầu oxy. Khi điều này xảy ra, bạn có nguy cơ cao bị suy tim tâm thu và tâm trương cũng như các bệnh tim khác.
Rối loạn chức năng tâm thu: Do bệnh cơ tim giăn vô căn, bệnh mạch vành (thiếu máu cục bộ), huyết áp cao, bệnh van tim. Người rối loạn chức năng tâm trương thường bị huyết áp cao, béo ph́, đái tháo đường, rung tâm nhĩ, chỉ số cholesterol cao.
Hiện, bệnh nhân suy tim trái được điều trị phụ thuộc vào t́nh trạng và thể bệnh. Bệnh có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, kháng sinh, thuốc lợi tiểu... Việc t́m ra nguyên nhân chính gây bệnh sẽ ngăn chặn t́nh trạng suy tim tiến triển. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn ít muối, không uống rượu, bia, hút thuốc, tạo lối sống lành mạnh, tập thể dục.