Xuất phát từ một đại học nhỏ đứng thứ 237 toàn cầu, Thủy Tiên trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ ở một trường top thế giới.
Đam mê nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Y Sinh, Vơ Phạm Thủy Tiên (sinh năm 1998) dự định apply thẳng lên chương tŕnh tiến sĩ sau khi tốt nghiệp đại học (không qua bậc thạc sĩ), nhằm tiết kiệm thời gian và tài chính.
Bài toán khó với Tiên là nếu nộp hồ sơ vào các trường thứ hạng thấp sẽ không đủ điều kiện và nguồn lực để nghiên cứu. Trong khi đó, tại Mỹ, việc "leo rank" (nâng hạng - chuyển từ trường rank thấp sang rank cao) không hề đơn giản với bất kỳ ai. Trường Tiên đang học lại nằm rất xa top 100.
Iowa State University, nơi Tiên học cử nhân, hiện xếp thứ 237 trong danh sách Đại học tốt nhất toàn cầu, theo U.S News & World Report.
Thời điểm chuẩn bị đi du học Mỹ, nữ sinh Hà Nội liên tục gặp vấn đề về sức khỏe nên kết quả nộp hồ sơ không như mong đợi. "Lúc bấy giờ, Iowa State là lựa chọn tốt nhất mà ḿnh có", Tiên kể.
Trường Iowa State cấp cho cô một phần học bổng, số tiền c̣n lại phù hợp với khả năng chi trả của gia đ́nh Tiên; hơn nữa, mức sống ở thị trấn rẻ hơn, giúp cô không gặp áp lực tài chính. Tiên tự xoay xở bằng cách đi làm thêm trong trường (gia sư, trợ giảng, quản lư kư túc xá...).
Động lực vào trường top của Tiên xuất phát từ thực tế: muốn nghiên cứu bài bản, cô phải đến nơi có pḥng thí nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu. Xác định được điều này, Tiên nỗ lực vượt bậc để nâng cấp hồ sơ ứng tuyển bậc tiến sĩ.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2062291&stc=1&d=1654178029)
Vơ Phạm Thủy Tiên, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH California, San Diego, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Một mặt, Tiên hoàn thành tốt chương tŕnh ở trường, mặt khác cô không ngừng chuẩn bị cho bước "nhảy vọt". Tiên nằm trong Dean’s List (danh sách những sinh viên đạt thành tích cao nhất) của tất cả kỳ học (GPA > 3.5); đạt học bổng International Intensive Scholarship từ văn pḥng sinh viên trường ba kỳ liên tiếp. Cô gái Việt là sinh viên tốt nghiệp tiêu biểu của Khoa và được đại diện pḥng thí nghiệm của trường để báo cáo ở Hội nghị khoa học năm 2021.
Ngoài ra, để giành học bổng tiến sĩ, ứng viên phải có kinh nghiệm nghiên cứu dày dặn. Tất cả kỳ mùa hè, Thủy Tiên luôn t́m kiếm và không bỏ qua bất cứ cơ hội thực tập nào ở các viện nghiên cứu ung thư uy tín, các pḥng thí nghiệm lớn, có tính cạnh tranh cao.
Năm 2019, Tiên tham gia pḥng thí nghiệm của bác sĩ Jie Wu tại Stepheson Cancer Center, bang Oklahoma. Năm 2020, cô tham gia đợt thực tập được tổ chức bởi Memorial Sloan Kettering Cancer Center - một viện nghiên cứu ung thư lớn trên thế giới.
Liên tục thúc đẩy bản thân vươn lên, Tiên cũng góp mặt trong nhiều dự án nghiên cứu tại trường để tích lũy kinh nghiệm. Cô chủ động t́m mentor (người hướng dẫn), học hỏi kinh nghiệm, nhờ tư vấn, nhận xét về hồ sơ.
Học tập ở môi trường nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao nên việc tham gia nhiều pḥng thí nghiệm lớn trong môi trường chuyên nghiệp giúp Tiên khẳng định bản thân.
Suốt hai năm, mỗi ngày Thủy Tiên chỉ ngủ 4-5 tiếng. Thời gian nộp hồ sơ vào chương tŕnh tiến sĩ cũng là thời kỳ đỉnh điểm dịch Covid-19 tại Mỹ, Tiên phải tự cách ly tại nhà. Dịp này, có nhiều chính sách thay đổi liên tục mỗi ngày từ chính phủ, gây bất lợi cho sinh viên quốc tế khiến cô gái Việt liên tục bất an.
Vượt qua tất cả, cuối năm 2021, Thủy Tiên nhận được lời mời học tiến sĩ từ 9 trường đại học. Xuất phát từ ngôi trường xếp thứ 237 toàn cầu, Tiên trở thành nghiên cứu sinh tại University of California, San Diego (UCSD) - Top 21 trong danh sách đại học tốt nhất thế giới 2022 (theo US News & World Report).
Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi chuyên ngành Sinh học. Cô đặc biệt quan tâm tới những bệnh trên người, biểu hiện ở mức độ phân tử và tế bào.
"Kết quả vượt ngoài những thứ em mong đợi", Tiên nói, "môi trường nghiên cứu hiện đại, cơ sở khang trang, quy tŕnh nghiên cứu chuyên nghiệp, có nhiều mối quan hệ hợp tác". Ở ngôi trường mới, Tiên được gặp gỡ và làm việc trực tiếp với những người rất có tiếng trong ngành.
Đặc biệt, giáo sư - bác sĩ Silvio Gutkind ở pḥng thí nghiệm của Tiên là người có thế mạnh huy động tài trợ. Những dự án Tiên làm thường khá tốn kém, nhưng cô không phải lo vấn đề tài chính. Tiên cho rằng, đó là may mắn lớn của một nghiên cứu sinh.
Giáo sư Susan Ackerman tại University of California, San Diego đánh giá: "Vơ Phạm Thủy Tiên là một nghiên cứu sinh tiến sĩ rất tận tâm. Về mặt kỹ thuật, cô ấy rất giỏi, tiếp thu nhanh và có tinh thần hợp tác cởi mở trong công việc".
Thủy Tiên hy vọng trong tương lai sẽ sở hữu công tŕnh nghiên cứu có thể mang ra khỏi pḥng thí nghiệm, tạo tiền đề ứng dụng trong việc chữa trị ung thư vào thực tế.