Trứng giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và chứng "sương mù năo" cho người mắc Covid-19.
Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng giúp chống lại SARS-Cov-2. Trứng chứa selen và vitamin A, B và K và các axit amin và chất chống oxy hóa có thể giúp người bệnh xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ để chống lại virus.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Deeksha Arora, tại Apollo Spectra Delhi (Ấn Độ), trứng cũng có thể giúp khắc phục các bệnh nhiễm trùng do cảm lạnh và cúm. Protein giúp xây dựng lại và phục hồi cơ bắp.Trong trường hợp bị đau cơ khi nhiễm Covid-19, người bệnh có thể ăn trứng theo lời khuyên của bác sĩ.
Ăn trứng mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: Shutterstock
Lợi ích đầu tiên khi sử dụng trứng là cung cấp protein để hỗ trợ phản ứng miễn dịch. Cụ thể, trong trứng có các chất dinh dưỡng như vitamin D, kẽm, selen và vitamin E để tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ đó, người bệnh có thể duy tŕ sức khỏe dẻo dai trong thời kỳ đại dịch, đồng thời có thể đối phó với các tổn thương do oxy hóa gây ra. Bạn cũng sẽ có thể kiểm soát mất cân bằng nội tiết tố và điều chỉnh lượng đường trong máu khi ăn trứng.
Bên cạnh đó, trứng là lựa chọn tốt cho năo bộ. Trứng luộc chứa choline, cần thiết cho hệ thần kinh của con người. Trong giai đoạn phục hồi sau mắc Covid-19, ăn trứng có thể là biện pháp hữu ích với người đang đối mặt với triệu chứng "sương mù năo".
Ngoài những tổn thương do phổi cấp tính, Covid-19 c̣n có thể gây ra những vấn đề về tim mạch. Ăn một quả trứng có chứa Folate, axit béo không băo ḥa và vitamin E rất có lợi cho tim mạch. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch và nên được bổ sung trong thực đơn.
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như kẽm, magiê, sắt và protein. Thời điểm thích hợp để ăn trứng là trong bữa sáng để bổ sung năng lượng cho ngày làm việc và học tập. Lựa chọn tốt nhất khi ăn trứng là ở dạng luộc khi đó thực phẩm giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của chúng.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trứng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là với bệnh nhân Covid-19 tuy nhiên cần có chế độ ăn hợp lư.
- Với trẻ nhỏ: Trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 ḷng đỏ trứng gà. Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 ḷng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút. Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả ḷng đỏ và ḷng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả. Trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần.
- Với người lớn: Một tuần chỉ nên ăn khoảng 3 quả/tuần. Người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, v́ nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Có một số người có thể bị dị ứng với trứng, cần chú ư ăn với lượng nhỏ, chút ít để thử phản ứng.
Tuy nhiên, có một số người bị dị ứng với trứng nên để đạt được hiệu quả dinh dưỡng người bệnh có thể tham khảo ư kiến chuyên gia đồng thời kết hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bản thân do nhu cầu tiêu thụ thức ăn có thể khác nhau ở mỗi người. Đồng thời, để lựa chọn trứng chất lượng, người bệnh cũng có thể áp dụng những cách dưới đây.
- Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong ḷng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nh́n vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng. Trứng có chất lượng tốt khi soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng, túi khí có đường kính < 1cm, đường bao quanh cố định.
- Thả vào dung dịch nước muối 10%: Khi thả vào dung dịch trứng ch́m xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đă đẻ 3 -5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch th́ trứng đă để quá 5 ngày.
- Phương pháp lắc trứng: Cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.