Thức ăn đối với gười bị bệnh thận rất quan trọng, nếu ăn các loại đậu và hạt, bánh mì, các sản phẩm từ sữa… vì hàm lượng kali, phốt pho cao có thể làm bệnh tăng nặng.
Thận mạn tính là tình trạng mất dần chức năng của thận theo thời gian. Bệnh thận được chia thành 5 giai đoạn tùy vào mức độ thận có thể lọc chất thải và chất lỏng dư thừa. Để làm chậm sự tiến triển của bệnh, người bệnh nên tuân thủ một chế độ ăn uống có lợi cho thận.
Bánh mì nguyên cám
Một người bị bệnh thận từ trung bình đến nặng thường được yêu cầu hạn chế bánh mì nguyên cám vì chứa nhiều kali và phốt pho hơn bánh mì trắng. Ví dụ, một lát (28 gram) bánh mì nguyên cám chứa khoảng 69 miligam kali và 57 miligam phốt pho. Trong khi đó, một miếng bánh mì trắng cùng kích thước chỉ chứa 32,8 miligam kali và 31,6 miligam phốt pho.
Ngũ cốc, các loại hạt
Khi mua ngũ cốc, người mắc bệnh thận cần xem nhãn thực phẩm, bởi nhiều loại ngũ cốc ở cửa hàng tạp hóa có thể chứa Natri, Phốt pho hoặc Kali. Cần hạn chế hoặc tránh các loại ngũ cốc có từ phốt pho hoặc "phos" được liệt kê trong danh sách thành phần.
Các loại đậu có thể làm tăng kali và phốt pho trong máu. Ảnh: Freepik
Đậu là một nguồn cung cấp chất xơ và protein thực vật tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm tăng lượng kali và phốt pho lưu thông trong máu nếu tiêu thụ với số lượng lớn.
Quả hạch và hạt là những món ăn nhẹ phổ biến, lành mạnh đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đối với một người bị bệnh thận, chúng có thể gây hại. Nếu thích các loại hạt, người bệnh hãy cân nhắc kết hợp chúng với các lựa chọn bữa ăn ít kali và ít phốt pho khác. Ngoài ra, hãy chọn các loại hạt có hàm lượng phốt pho thấp hơn.
Soda màu tối
Hầu hết các loại nước ngọt có màu sẫm đều chứa nhiều phụ gia phốt pho để giúp tăng thời gian bảo quản, sử dụng và tăng hương vị. Chúng cũng chứa nhiều calo và đường nên cần hạn chế trong tất cả các chế độ ăn kiêng. Đồ uống tốt nhất cho thận là nước, soda kem, soda chanh, nước chanh.
Thực phẩm đóng hộp
Dù tiện lợi nhưng hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp đều có hàm lượng natri cao vì muối thường được dùng làm chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Người bị bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 không thể loại bỏ natri dư thừa nên cần hạn chế thực phẩm đóng hộp. Nếu vẫn yêu thích loại thực phẩm này, người bệnh nên chọn thực phẩm đóng hộp có hàm lượng natri thấp hơn, chẳng hạn như những thực phẩm được dán nhãn "không thêm muối" để giảm lượng natri hàng ngày.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, sữa và kem là nguồn cung cấp canxi, protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Chúng cũng chứa nhiều phốt pho và kali. Người bị bệnh thận giai đoạn 3 cần hạn chế protein, phốt pho và kali, đồng thời cân nhắc các lựa chọn thay thế như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành và sữa gạo.
Gạo lứt
Giống như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt có hàm lượng phốt pho và kali cao hơn gạo trắng. Gạo trắng, lúa mạch và kiều mạch có hàm lượng kali và phốt pho thấp hơn gạo lứt, là những lựa chọn thay thế tuyệt vời.
Chuối, cam, bơ
Bơ chứa nhiều kali. Một quả bơ chứa khoảng 690 miligam kali. Dù vậy, nếu muốn bạn vẫn có thể sử dụng với lượng nhỏ trong chế độ ăn.
Chuối là một trong những nguồn cung cấp kali tốt nhất. Một quả chuối trung bình 422 miligam kali. Trong chế độ ăn kiêng dành cho thận, điều quan trọng là phải hạn chế lượng kali để tránh tích tụ dư thừa trong máu, có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Thay vì ăn chuối, hãy chọn các loại trái cây tốt cho thận như táo và quả mọng.
Cam và nước cam đều chứa nhiều kali. Một quả cam chứa khoảng 255 miligam kali. Thay vì dùng cam hoặc nước cam, hãy chọn một loại trái cây tốt cho thận như dứa hoặc nước ép dứa, nước ép táo, nước ép nam việt quất hoặc nước ép nho.
Khoai tây, cà chua
Khoai tây có hàm lượng kali cao. Một củ khoai tây trung bình chứa khoảng 610 miligam kali. Để giảm hàm lượng kali trong khoai tây, nên rửa sạch (ngâm trong nước) trước khi nấu. Ngoài ra, nên cắt khoai tây thành từng miếng nhỏ và đun sôi trong nước khoảng 10 phút. Làm như vậy có thể giảm hàm lượng kali ít nhất một nửa so với lượng ban đầu.
Cà chua là loại trái cây có hàm lượng kali cao thường bị hạn chế với những người mắc bệnh thận giai đoạn 3. Một quả cà chua trung bình chứa khoảng 292 miligam kali. Thay vì sốt cà chua, hãy chọn sốt ớt đỏ nướng thơm ngon có ít kali hơn trong mỗi khẩu phần.
Thịt chế biến
Thịt chế biến không chỉ có hàm lượng natri cao mà còn có hàm lượng protein lớn. Ăn thịt chế biến và thịt đỏ có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính. Thay vì các loại thịt đã qua chế biến, hãy chọn gà tây không da hoặc thịt gà, cá tươi hoặc trứng.
Dưa chua và cải
Dưa chua và cải ngọt là những thực phẩm chứa nhiều natri. Ví dụ, một quả dưa muối lớn chứa khoảng 1.630 miligam natri. Chế độ ăn tốt cho thận là sử dụng dưới 2.300 miligram natri mỗi ngày.
Các món muối chua sử dụng nhiều muối không tốt cho người bị thận. Ảnh: Freepik
Các món muối chua sử dụng nhiều muối không tốt cho người bị thận. Ảnh: Freepik
Quả mơ
Với người bệnh thận mạn tính giai đoạn 3, tốt nhất nên tránh ăn mơ. Một cốc mơ cắt lát có 427 miligam kali. Thay vì mơ, hãy chọn một loại trái cây tốt cho thận như mận hoặc đào để duy trì lượng kali được khuyến nghị hàng ngày.
Cải bó xôi và cải xanh
Các loại rau lá xanh, bao gồm cải Thụy Sĩ, cải bó xôi và rau xanh củ cải đường, không được khuyến khích trong chế độ ăn kiêng cho thận do hàm lượng kali cao. Người bệnh có thể chọn các loại rau xanh có hàm lượng kali thấp hơn như đậu xanh, măng tây, rau diếp và cần tây.
Trái cây sấy
Nhiều loại trái cây khô như mơ, nho khô và mận khô có nhiều kali, đường và calo. Thay vì hoa quả khô có hàm lượng kali cao, hãy chọn hoa quả tươi. Chọn các loại trái cây có hàm lượng kali thấp như sung, mận hoặc nho.
Bánh quy, khoai tây chiên
Thực phẩm ăn nhẹ như bánh quy, khoai tây chiên và bánh quy giòn thường chứa nhiều natri. Chưa hết, khoai tây chiên còn chứa nhiều kali vì chúng được làm từ khoai tây. Thay vì bánh quy, khoai tây chiên và bánh quy giòn, hãy chọn đồ ăn nhẹ có hàm lượng natri thấp, như bỏng ngô không ướp muối, bánh quy giòn ít natri và khoai tây chiên pita.
VietBF©sưu tập