Lăng Tần Thủy Hoàng được xây dựng với hy vọng phù hộ vận mệnh đế quốc. Thế nhưng lịch sử sẽ đi theo hướng khác hoàn toàn.
Năm 210 Trước Công Nguyên (TCN), Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, qua đời. Tháng 9 cùng năm, linh cữu Tần Thủy Hoàng đă được an táng ở Ly Sơn – mà từ thời điểm này trở đi sẽ được biết đến với tên Lăng Tần Thủy Hoàng.
Địa điểm được Tần Thủy Hoàng lựa chọn nằm gần kinh đô Hàm Dương, có thế núi hùng vĩ. Công tŕnh lăng mộ được bắt đầu xây dựng ngay từ khi Tần Thủy Hoàng tại vị, huy động tới hàng trăm ngh́n lượt người mà chủ yếu là nô lệ và tội phạm.
Lăng mộ có quy mô hoành tráng như một đô thành thu nhỏ, bên ngoài có tường thành, bên trong có cung điện; nội thất trong lăng th́ dùng châu báu để minh họa cảnh trời đất sông núi. Quanh lăng có đội ngũ trăm quan và quân đội được làm từ đất nung phủ phục bốn phía với hy vọng muôn đời bảo vệ hoàng đế và vận mệnh đế quốc. Thế nhưng những hành động của vua Tần kế nhiệm - Hồ Hợi - sẽ khiến cho nguyện vọng của Tần Thủy Hoàng nhanh chóng tan thành mây khói.
Việc Hồ Hợi có thể lên ngôi là do hai quyền thần Triệu Cao và Lư Tư hợp mưu nên biến loạn trong cung xảy ra là dễ hiểu. Ngay khi chưa an táng vua cha, Hồ Hợi đă ra lệnh xử tử anh trai là Phù Tô để loại trừ đối thủ. Đến khi linh cữu Tần Thủy Hoàng yên vị, một mệnh lệnh tàn khốc hơn được đưa ra: Tất cả phi tần không có con của Tần Thủy Hoàng cùng với thợ lành nghề tham gia xây lăng đều phải tuẫn táng trong mộ.
Phi tần trong hậu cung bị đưa vào trước để thợ xây bịt kín lối ra, sau đó thân binh của Hồ Hợi lại tàn sát thợ xây rồi khép hẳn lối vào hầm mộ. Chỉ trong một thời gian ngắn, lăng mộ Tần Thủy Hoàng đă trở thành nơi hoàng đế kế nhiệm thể hiện sự tàn độc.
Mô h́nh bên trong lăng Tần Thủy Hoàng.
Sau khi hoàn thành việc an táng Tần Thủy Hoàng, Hồ Hợi bắt đầu để ư đến các công thần trong cuộc chiến thống nhất Trung Hoa mà đứng đầu là Mông Điềm. Hồ Hợi vốn có ư sử dụng Mông Điềm, thế nhưng nhà họ Mông lại có thù với Triệu Cao. Triệu Cao lập tức thêu dệt chuyện Tần Thủy Hoàng vốn đă lập Hồ Hợi kế vị, chính v́ Mông Điềm xui khiến mà có ư định đổi sang chọn Phù Tô, đồng thời đe dọa Hồ Hợi rằng nếu không sớm ra tay th́ họ Mông sẽ cất quân trả thù cho Phù Tô, do vậy mà yêu cầu lập tức chu di họ Mông.
Hồ Hợi nhanh chóng làm theo ư Triệu Cao, quyết định xử tử anh em Mông Nghị, Mông Điềm. Trước tiên chiếu chỉ kể tội Mông Nghị được đưa xuống, viết rằng: "Tiên đế muốn Trẫm làm thái tử, ngươi can ngăn mấy lần là v́ sao? Nay Triệu Cao tâu rằng ngươi không có ḷng trung, tội ấy đáng diệt cả nhà. Trẫm không đành ḷng nên ban tội riêng ngươi, ngươi c̣n ḷng trung th́ phải hiểu Trẫm mà nhanh chóng giải quyết."
Mông Nghị nhận chiếu th́ quỳ xuống kêu oan: "Thần cầm quân ở ngoài, làm sao biết việc trong cung? Nói thần xui khiến tiên đế th́ khác ǵ nói tiên đế không sáng suốt. Vua chúa anh minh th́ không giết oan, mong bệ hạ xét kỹ."
Quan truyền chiếu khi ấy là Khúc Cung, vốn đă biết ư Triệu Cao từ trước nên không để Mông Nghị có thời gian kêu oan mà lập tức rút kiếm xử chém Mông Nghị.
Sau khi xử xong Mông Nghị, Hồ Hợi liền gửi chiếu trách tội Mông Điềm. Chiếu viết: "Anh em ngươi đều có tội nặng, nay chỉ ban tội cho ngươi." Mông Điềm nh́n rơ t́nh h́nh, biết chối tội không được ǵ nên chỉ đáp lại quan truyền chiếu: "Thần tuy ở nơi xa nhưng quân lính nghe theo c̣n nhiều, nếu muốn phản cần ǵ đợi hôm nay. Bệ hạ xử oan là bởi trong triều có gian thần, nay chỉ mong lấy thân mà cảnh báo triều đ́nh." Mông Điềm đáp xong quan truyền chiếu th́ uống thuốc độc tự vẫn.
Bên ngoài lăng Tần Thủy Hoàng.
Tin loan về triều đ́nh, trên dưới nước Tần đều rúng động. Hồ Hợi và Triệu Cao nhanh chóng phải trả giá cho sai lầm. Không có nhiều tướng giỏi, quân Tần không chống nổi các cánh quân nổi dậy. Năm 207 TCN, Triệu Cao làm chính biến lật đổ Hồ Hợi rồi ngay sau đó chính Triệu Cao bị chính biến lật đổ. Sang năm sau, các cánh quân chống Tần do Hạng Vũ cầm đầu tiến vào Hàm Dương, nhà Tần kết thúc.
VietBF©sưu tập