Có 2 loại măng khô và măng tươi được sử dụng khá phổ biến. Các món ăn được chế biến từ măng được rất nhiều người yêu thích. Khi nấu măng cùng chân gị, chất béo ngấm vào măng khiến cho món ăn này lại càng đưa cơm trong những ngày Tết.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết canh măng là món ăn nghèo dinh dưỡng, nhưng khi được nấu cùng xương, món gị, các chất béo ngấm vào khiến miếng măng mềm dễ ăn.
Trong măng chủ yếu là chất xơ, tuy nhiên đây lại là chất xơ không ḥa tan nên không tốt, nhất là khi ăn nhiều.
Rất nhiều người lo ngại ăn măng đặc biệt là măng khô sẽ có các hoá chất gây độc cho tế bào gan. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho rằng đối với măng tươi hay măng khô khi mua điều quan trọng nhất là phải chọn được măng có nguồn gốc đảm bảo.
Riêng đối với măng khô, trước khi chế biến cần phải ngâm kỹ trước khi nấu 2-3 ngày và hàng ngày thay nước. Các bà nội trợ có thể dùng nước gạo ngâm vừa an toàn, vừa giúp măng trắng giảm bớt được hóa chất có trong măng.
Trước khi nấu măng, mọi người nên luộc qua nhiều lần, khi luộc nên mở vung. Cách làm này cũng giảm được các hoá chất độc hại bị ngâm tẩm ướp vào măng.
"Tuy nhiên, cách tốt nhất là phải tuyên truyền mọi người không dùng hóa chất để chế biến, bảo quản măng, nhất là hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm. V́ dù có chế biến, ngâm rửa nhiều lần cũng khó có thể hết được các hoá chất độc hại nếu được tẩm ướp vào măng.
Lưu ư, không nên vội vàng bỏ qua việc ngâm và luộc măng. Có thể sẽ c̣n các hóa chất gây hại cho toàn cơ thể, chứ không chỉ tế bào gan", PGS.TS Lâm nói.
Trước câu hỏi băn khăn của các bà nội trợ làm sao để canh măng không bị nhanh hỏng, PGS Lâm lưu ư, khi lấy măng cần phải dùng dụng cụ sạch chưa sử dụng. Sau khi ăn thừa, không đổ măng lại vào nồi, như vậy sẽ rất nhanh hỏng. Đồ ăn thừa thường dính nước bọt, trong nước bọt có enzyme amylase sẽ làm cho thức ăn rất nhanh vữa và ôi thiu.
Ths.BS Doăn Tường Vi, nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho hay, trong măng có chứa hàm lượng glucozit tương đối cao, đặc biệt là măng tươi. Khi vào cơ thể glucozit sẽ được chuyển hoá thành chất acid xyanhydric là chất gây độc cho cơ thể.
Để sử dụng măng tươi an toàn chuyên gia lưu ư cần phải luộc và ngâm măng nhiều lần để giảm lượng glucozit có trong măng xuống mức an toàn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ư chất xơ trong măng là chất xơ không ḥa tan. Do vậy không nên ăn măng khô, măng tươi quá nhiều, nhất là đối với trẻ em, người cao tuổi, người tiêu hóa kém, táo bón… sẽ dễ gây ra t́nh trạng tắc ruột.
Thực tế rất nhiều người bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí là tắc ruột phải nhập viện xử lư v́ ăn măng ăn quá nhiều.