Mang hết uy danh để mời chào ở ĐNÁ, máy bay “cây nhà lá vườn” Trung Quốc vẫn bị hắt hủi! Chiếc ARJ21 do Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) phát triển, do không có chứng chỉ tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn hàng không phải vật lộn để được các nước chấp nhận.
Máy bay "cây nhà lá vườn" của Trung Quốc t́m cách sải cánh ở Indonesia nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Vào tháng trước, một chiếc máy bay phản lực trang trí theo họa tiết hải quân và sọc vàng của hăng vận tải Indonesia TransNusa đă cất cánh để thực hiện chuyến bay thử nghiệm từ Sân bay Quốc tế Phố Đông ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm chứ chưa được cấp phép bay thương mại.
Tham vọng khó thành của Bắc Kinh
ARJ21 do Tập đoàn Máy bay Thương mại thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc (COMAC) sản xuất là chiếc máy bay chở khách tự chế tạo đầu tiên của nước này.
Theo kế hoạch chiến lược, chiếc máy bay được chế tạo để xuất khẩu nhưng đă phải chờ đợi rất lâu mới nhận được sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải Indonesia để ra mắt, một bước tiến quan trọng trong tham vọng xuất khẩu máy bay phản lực thương mại của Trung Quốc.

ARJ21có sức chứa từ 78 đến 90 hành khách và đă được bay thương mại ở Trung Quốc từ năm 2016. Ảnh: China Southern Airlines
ARJ21có sức chứa từ 78 đến 90 hành khách và đă được bay thương mại ở Trung Quốc từ năm 2016. Nhưng nó chưa bao giờ được khai thác sử dụng ở bên ngoài lănh thổ Trung Quốc.
COMAC đă nỗ lực thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách tận dụng mối quan hệ đối tác với tập đoàn trong nước China Aircraft Leasing Group Holdings (CALC).
Được chấp thuận cho bay thương mại vào năm 2011, hăng TransNusa Aviation từng khai thác một số tuyến bay nội địa ra ở Sân bay El Tari thuộc miền đông Indonesia trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ buộc hăng phải nằm dài.
TransNusa giờ đây đang chuẩn bị khôi phục lại đường bay và dự kiến sẽ sử dụng các máy bay ARJ21 mới do cổ đông lớn của hăng là CALC cung cấp thông qua việc hợp tác với COMAC.
CALC đă đầu tư 28 triệu USD để có được 35,68% cổ phần gián tiếp trong TransNusa vào tháng 3/2020. Hăng này cũng đă kư một thỏa thuận với COMAC vào năm ngoái để mua tổng cộng 60 chiếc ARJ21, một phần sẽ thuộc về phi đội của TransNusa.
V́ sao ARJ21 của Trung Quốc bị "hắt hủi"?
ARJ21 đă phải vật lộn trong khó khăn khi t́m khách mua ở nước ngoài do không có giấy chứng nhận chất lượng ở Mỹ và châu Âu, vốn được xem là tiêu chuẩn toàn cầu trên thực tế về an toàn hàng không.

Máy bay “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc ARJ21 sơn họa tiết của hăng TransNusa, Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia
Do đó, Trung Quốc đă quảng bá máy bay nội địa này chủ yếu ở các quốc gia mà họ có nhiều ảnh hưởng , chẳng hạn như ở châu Phi và hoặc các quốc gia tham gia sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Vào năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường khi ấy đă có chuyến công du tới các quốc gia châu Phi để quảng bá và thu hút sự quan tâm đến ARJ21. Lúc đó, Cộng ḥa Congo đă đồng ư mua 3 máy bay, cấp chứng chỉ cho máy bay này vào năm 2016 và cử phi công đi đào tạo tại Trung Quốc vào năm 2018.
Nhưng nhu cầu máy bay toàn cầu đă giảm do Covid-19. COMAC chưa cho biết liệu họ có thực sự chuyển giao những chiếc ARJ21 cho Cộng ḥa Congo hay không.
Để đối phó với những khó khăn ở nước ngoài, COMAC bắt đầu theo đuổi chiến lược hội nhập theo chiều dọc - đưa việc sản xuất, cho thuê và khai thác máy bay về chung một mối. CALC đă công bố kế hoạch đầu tư vào một hăng vận tải của Indonesia vào năm 2016, khi lần đầu tiên hợp tác với COMAC.
TransNusa hiện đang chờ được cấp phép để nối lại các chuyến bay thương mại, theo Bộ Giao thông Vận tải Indonesia. Hăng có vẻ sẽ bắt đầu bay trở lại vào quư 1 năm nay, và rất háo hức phục vụ các đường bay phổ biến như Jakarta đến Denpasar ở đảo Bali.
Họ cũng có kế hoạch sản xuất tới 30 chiếc ARJ21 vào năm 2026, bên cạnh các đơn đặt hàng Airbus A320neos, theo đề xuất của hăng với Bộ Giao thông Vận tải Indonesia.
Thách thức bủa vây
Tuy nhiên, khó khăn vẫn c̣n đó với COMAC và TransNusa. Thứ nhất là hiện Indonesia vẫn chưa cấp phép cho mẫu máy bay ARJ21 được khai thác thương mại.
Những người trong ngành cũng hoài nghi về việc một hăng hàng không khu vực nhỏ không có đường bay sẽ mua hàng chục máy bay phản lực mới như thế. "Nó không thực tế", một người trong cuộc nói.
Thứ hai, Indonesia và Trung Quốc đang gia tăng các vấn đề tranh căi trên biển. Và cuối cùng là mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia nhưng theo các chuyên gia, điều đó không có nghĩa là Jakarta sẽ cấp phép cho ARJ21.
Tại Trung Quốc, ARJ21 đă được các hăng hàng không lớn, bao gồm China Southern Airlines và Air China, Chengdu Airlines, trong đó COMAC có cổ phần, khai thác.
Trong khi đó, máy bay đă xây dựng được một hồ sơ an toàn vững chắc. Theo COMAC và công ty thông tin hàng không Anh Cirium, Trung Quốc dự kiến sẽ có 9.641 máy bay thương mại hoạt động vào năm 2039, cao gấp 2,5 lần so với năm 2019 và có thể vượt qua Mỹ về quy mô đội máy bay thương mại lớn nhất thế giới.
Và một câu hỏi đang được đặt ra là liệu Trung Quốc có thể tận dụng quy mô thị trường vượt trội và nguồn vốn dồi dào của ḿnh để mở rộng ra nước ngoài, lấn sân trên thị trường máy bay quốc tế hiện do Boeing và Airbus thống trị?
Cộng đồng hàng không đang theo dơi sát sao cuộc đua trên bầu trời của Trung Quốc.
Vietbf@ sưu tập