Theo như lới của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết rằng Việt Nam “mong muốn tất cả các nước cùng đóng góp vào thành công của sự kiện này”, sau khi vào chiều 9/12, khi được hỏi về việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh.

Logo Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022, Bắc Kinh,17/9/2021.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Thế vận hội là sự kiện thể thao quốc tế, được tổ chức với mục đích giao lưu tăng cường hiểu biết, t́nh hữu nghị giữa các nước trên thế giới”, theo trang Tiền Phong
Hôm 6/12, Nhà Trắng loan báo rằng các quan chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh v́ những vi phạm nhân quyền thô bạo ở Tân Cương.
Sau đó các quốc gia như Australia, Anh, Canada cũng tham gia cuộc tẩy chay ngoại giao do Mỹ dẫn đầu đối với Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, diễn ra vào tháng 2/2022.
Hôm 9/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Australia, Anh và Mỹ sẽ phải trả giá cho “những hành động sai lầm” của ḿnh sau khi quyết định không cử phái đoàn chính phủ tham dự Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, theo Reuters.
“Hoa Kỳ, Anh và Úc đă sử dụng nền tảng Thế vận hội để thao túng chính trị”, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói.
“Họ sẽ phải trả giá cho những hành vi sai lầm của ḿnh”, ông Uông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Từ trước đến nay, Trung Quốc phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào ở Tân Cương, nơi sinh sống của cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), và cho rằng những cáo buộc lạm dụng quyền là “bịa đặt”.
Hôm 8/12, Hạ viện Hoa Kỳ đă thông qua đạo luật cấm nhập khẩu từ Tân Cương v́ lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức ở khu vực này. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối đạo luật này, nói rằng Hoa Kỳ đang thực hành chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và bắt nạt Trung Quốc qua cái gọi là “nhân quyền”.