Cách ly 7 ngày vẫn sẽ bắt buộc với những người nhập cảnh VN. Lần này một Việt kiều Mỹ tâm sự về cách ly tại Nha Trang. Trong một khách sạn vẫn được ăn uống đầy đủ nhưng chắc chắn là buồn.
Ngày cuối ở khu cách ly 5 sao, tôi không ngủ nghê ǵ được. Tôi phập phồng sợ mẫu của ḿnh chẳng may dương tính, lại phải chôn chân tiếp. Đến khi nhân viên gọi xuống làm thủ tục trả pḥng, tim tôi muốn rớt ra ngoài. Đó là một trong những giây phút hạnh phúc nhất của đời ḿnh trong thời dịch bệnh.
Chạm mặt Nha Trang
Tháng mười một, những cơn mưa chín chiều lại tràn về miền Trung ruột thịt, phủ lên phố xá một nét u hoài khó tả. 22 người trên xe bus từ Cam Ranh về Nha Trang nhận pḥng cách ly, 22 tâm trạng, 22 mảnh đời ẩn đằng sau đôi mắt mệt mỏi, ưu tư, nhưng vẫn ánh lên một niềm vui khó tả.
Hai năm xa quê, phố biển ngày nào nhộn nhịp xe cộ, những chiếc bus chở khách đứng đầy đường Trần Phú, bà con nô nức đi lại bán buôn, tiếng c̣i xe tin tin vang lên ḥa cùng tiếng sóng biển thân thương giờ đây đă trở thành dĩ văng.
Phố vắng và buồn. Giữa cơn mưa gần cuối ngày, càng làm không khí chùng lại. Người dân thưa thớt đeo khẩu trang trên chiếc xe máy đi về trên phố. Những hàng quán ít ỏi, lẻ loi, vắng khách nằm bên vệ đường buồn bă. Bạn bè tôi làm du lịch, nhà hàng, khách sạn đă bỏ hay chuyển nghề khác để kiếm sống. Có đứa về quê giúp gia đ́nh làm nông. Đứa th́ chuyển qua làm bánh bán online. Đứa ở nhà không làm ǵ, ăn dần vào tiền tiết kiệm. Ai cũng mong dịch bệnh qua mau, để làm việc kiếm tiền, chứ vầy hoài chắc chết.
Một góc Nha Trang nh́n từ khu cách ly
NGUYỄN HỮU TÀI
Xe tới Vinpearl ngay trên ṭa nhà Vincom mới toanh. Mọi người xếp hàng đi vào sảnh. Nhân viên hỏi tên sau đó nói số pḥng, đưa ch́a khóa. Tôi không thích chung đụng với người khác nên trả thêm tiền, đăng kư ở riêng. Và chưa tới 5 phút, tôi đă tự đẩy vali lên pḥng, quăng mọi thứ qua một bên, nằm dài trên giường ngơi nghỉ sau gần hai ngày trời từ khi rời khỏi nhà.
Pḥng tôi khá rộng và mới. Lại được xếp ở junior suite nên có bếp, pḥng khách lẫn pḥng ngủ với hai cái tivi to đùng. Tôi mở cửa ban công, nh́n về phía phố phường lẫn mặt biển đục ngầu chiều mưa. Tự nhủ với ḷng, cố lên, 7 ngày nữa thôi là ḿnh về với gia đ́nh. Không có ǵ phải lo lắng hết.
Nhật kư khu cách ly 5 sao
Ngày ba bữa ở khu cách ly 5 sao, các bạn nhân viên vô cùng dễ thương sẽ bấm chuông, chào hỏi để đưa đồ ăn theo thực đơn có sẵn. Bạn muốn ăn ǵ th́ cứ mua thêm. Giá hơi mắc. Lúc chuẩn bị đi, nghe nói sẽ có thể đưa thức ăn bên ngoài vào. Nhưng ở đây th́ không được v́ sợ lây nhiễm chéo.
Thức ăn trong khu cách ly cũng khá ngon, đủ đầy thịt cá và rau củ. Có điều toàn khách Việt kiều, nhưng họ lại thiết kế thực đơn theo kiểu Việt Nam, ngày hai bữa cơm. Như thế là quá nhiều bởi người Việt sống ở nước ngoài rất ít ăn cơm. Tôi ăn được tới bữa thứ hai là đă ngán cơm rồi. Nên hầu như các bữa sau đó chỉ ăn toàn rau củ. Tôi th́ thích bữa sáng có đủ bún, miến, bánh ḿ, xôi, bánh ngọt thay đổi liên tục. Và mê nhất là hũ yaourt. Lâu rồi mới được ăn yaourt theo kiểu quê hương, mềm mềm, mịn mịn, beo béo, thơm thơm.
Mỗi sáng thức giấc, ra ban công nh́n về phía phố phường và biển, nghe mơn man gió thổi mát khuôn mặt khiến tôi chỉ muốn ra ngoài
NGUYỄN HỮU TÀI
Tôi có người bạn cũng về chung chuyến này, dù măi tới khi hạ cánh ở Cam Ranh mới nhận ra nhau. Cô ấy dân Nha Trang, nhà cách khu cách ly Champa Island có 3 km thôi mà chưa thể về. Hai đứa nhắn tin chụp h́nh gửi khoe hôm nay đă ăn những ǵ rồi động viên nhau 5 ngày nữa thôi, 4 ngày nữa thôi, 2 ngày nữa thôi, 1 ngày nữa thôi... anh em ḿnh được về với người thân rồi. Có bữa cổ kể tôi nghe chuyện bên đó có hai bà cô lớn tuổi căi nhau chí chóe v́ người muốn ngủ, người lại muốn coi tivi. Sáng hôm sau không nhịn được ra tận hành lang… đánh lộn làm nhân viên chạy tới can ngăn quá trời.
Ngày hai bữa, sẽ có nhân viên tới gơ cửa pḥng đo nhiệt độ cơ thể. Ngày thứ hai và thứ sáu cách ly, được xét nghiệm PCR do Sở Y tế Khánh Ḥa cử nhân viên tới. Nếu trong pḥng có ǵ hư cần sửa chửa hay có yêu cầu ǵ, chỉ cần bấm nút gọi điện thoại, năm phút sau sẽ có nhân viên trùm người kín mít tới giúp đỡ.
Thức ăn trong khu cách ly cũng khá ngon, đủ đầy thịt cá và rau củ
NGUYỄN HỮU TÀI
Tôi thích bữa sáng có đủ bún, miến, bánh ḿ, xôi, bánh ngọt thay đổi liên tục
NGUYỄN HỮU TÀI
Ngày thứ tư cách ly, sẽ có nhân viên tới dọn pḥng cho sạch sẽ. Tôi không có nhu cầu dọn dẹp làm chi. Ở một ḿnh nên tự nhiên sợ tiếng… chuông cửa. Ở Mỹ mà, có ai tới nhà bấm chuông làm chi đâu. Nên ngày ba bữa cơm, cộng với những lúc đo nhiệt độ hay có ǵ cần điền giấy tờ, chỉ cần nghe tiếng chuông là sợ kinh hồn. Thế là tôi viết một tờ giấy, để trước pḥng, bảo “em cứ để cơm ở đây cho anh, đừng bấm chuông”. Chắc ngoài tôi ra cũng có người khác nói ǵ đó, nên từ đó về sau, thay v́ bấm chuông, nhân viên sẽ… gơ cửa. Tiếng gơ cửa nó nhẹ nhàng và dễ chịu hơn tiếng chuông gấp ngàn lần.
Ngày thứ hai và ba, do mệt mỏi quá nên tôi hầu như chỉ ăn và ngủ. Rồi dần dần thay đổi để phù hợp với múi giờ Việt Nam. Nhưng bước sang ngày thứ tư, cảm giác tù túng, chật chội, không giao tiếp, nói chuyện với ai đă bắt đầu.
Mỗi sáng thức giấc, ra ban công nh́n về phía phố phường và biển, nghe mơn man gió thổi mát khuôn mặt làm muốn ra ngoài gần chết. Nha Trang mùa mưa băo, biển đục ngầu, bầu trời xanh chút rồi trở về xám xịt, mưa gió ngập trời thảm năo làm cảm xúc của ḿnh cũng lên xuống. Phải làm cái ǵ đó để ḿnh vui lên thôi.
Tôi bắt đầu chuyển sang sống ảo, viết Facebook, viết tản văn, đọc và trả lời comment hay chat nhiều chuyện với bạn bè. Hầu như sáng nào tôi cũng ngồi nh́n… chút nắng hiếm hoi của ngày chiếu mé bên kia và trách cứ sao nó không chịu qua bên tôi rồi hẵng mưa.
Phố vắng và buồn. Cơn mưa gần cuối ngày, càng làm không khí chùng lại. Người dân thưa thớt đi về trên phố...
Tôi giữ tinh thần bằng cách đi bộ thư giăn lẫn tập thể dục. Từ cửa pḥng ra ban công khoảng 7 m, đi khoảng 13 bước chân. Một ṿng chừng 25 bước. Tôi mở YouTube trên tivi, nghe từ nhạc vàng, nhạc đỏ, tới nhạc trẻ, chuyển qua cải lương, tân cổ rồi xỏ giày đi ra đi vô. Mỗi sáng cả khu cách ly sẽ nghe nhạc oanh oanh từ pḥng tôi vọng ra. Nhưng may ghê, chưa ai càm ràm tiếng nào hết. App (ứng dụng) Health trên iPhone sẽ đo nhịp tim, đếm bước chân và quăng đường. Kỷ lục có ngày tôi đi được 17 ngàn bước, quy ra khoảng 11 km, nghĩa là tôi đi ra đi vô tới gần 700 ṿng mà không chóng mặt quay ṿng ṿng, rối loạn tiền đ́nh té xỉu.
Kể bạn bè nghe ai cũng le lưỡi lắc đầu thán phục. Tôi quen rồi. V́ hai năm nay có dám đi gym đâu. Mùa hè nắng ấm th́ c̣n ra công viên đi bộ giữ dáng và tăng cường sức khỏe. Chứ tới mùa đông hay ngày mưa, tôi cứ đi trong căn hộ của ḿnh y chang như vậy.
Đi xong, tôi ngồi tưởng tượng vài bữa hết cách ly ḿnh sẽ ăn món ǵ. Cái này nó làm cho tinh thần tôi lên kinh khủng. Tôi sẽ ra chợ và đi dọc phố xá Ninh Ḥa, ăn hết những món ḿnh yêu thích như bánh căn, bánh xèo, bánh bèo, bánh hỏi, bánh dây và mấy chục loại chè. Tôi sẽ nhờ chị gái kho mắm ruột, mắm nêm, nấu canh chua cá ḍ, cá d́a, cá mú, cá lạt, kêu em họ vào làm bánh tai vạc với nước mắm ớt tỏi thiệt cay và ngon để ăn cho đă nư, bỏ công thèm thuồng suốt hai năm bị kẹt bên xứ người, không về thăm nhà được.
Ngày cuối "ngủ không yên" v́ nôn nao
Cứ thế, sáu ngày cách ly trôi qua một cách chậm chạp. Chỉ c̣n một ngày nữa thôi là tôi được ra trại rồi. Trời ơi, sau khi đi kiểm tra Covid-19 về, tôi dọn dẹp đồ đạc vào vali, thu xếp mọi thứ cho ngăn nắp rồi chuyển qua đi bộ. Cả ngày hôm ấy, hầu như tôi không ăn được ǵ, ngoài mấy cọng rau và ít nước cầm hơi. Trước đó mấy ngày, nhân viên chăm sóc khách hàng của Vietravel gọi hỏi tôi về việc di chuyển sau khi cách ly. Giúp đỡ mua vé máy bay này nọ. Nhà tôi gần đó, nên không cần. Người nhà sẽ vô chở về. Nhưng do sau đó tôi có việc đi Sài G̣n, nên vẫn nhận cái voucher 1 triệu của Vietravel để mua vé máy bay. Cô ấy gọi lại lần nữa hỏi tôi ngày mai có muốn về sớm không? Tôi bảo muốn chứ em. Có cần ăn trưa không? Nghĩ tới cơm là tôi… từ chối liền. Cổ bảo khi nào bên Sở y tế gửi giấy hoàn thành cách ly xong, em sẽ gọi anh liền. Khoảng 10 giờ 30. Tôi nghe xong mừng hết lớn.
Và đêm ấy, tôi không ngủ nghê ǵ được. Chợp mắt đâu được hai, ba tiếng, là tôi dậy ngồi chờ mặt trời lên. Tự nhiên vừa nôn nóng ra ngoài, vừa… lo, rằng không biết ḿnh có bị dương tính không? Rồi có bị bắt ở lại thêm một tuần nữa không? Nếu vậy chắc tôi chết mất. Sếp từ Mỹ nhắn tin hỏi, chuẩn bị ra ngoài chưa? Tôi bảo c̣n mấy tiếng nữa. Ổng hỏi tiếp, mày có điên lên chưa? Tôi nói chỉ cần 1 hay 2 ngày nữa thôi, chắc tôi sẽ đạt tới cảnh giới đó...
5 giờ sáng, tôi đi vệ sinh, xỏ giày bắt đầu đi bộ giữ tinh thần. Nhưng thiệt t́nh cứ liếc đồng hồ, không biết khi nào mới tới 10 giờ 30 như cô nhân viên đă… hứa. 6 giờ sáng, nhạc hiệu quen thuộc của đài phát thanh Khánh Ḥa vang lên. “Ơi Nha Trang mua thu lại về. Trong nụ cười và trong tiếng hát mê say”. Thiệt t́nh lúc này tôi say mê không nổi. 6 giờ 30, bữa sáng được để trước cửa sau tiếng gơ cốc cốc báo hiệu. Tôi chỉ có thể ăn hũ yaourt và uống tí nước cầm hơi thôi chứ không bụng dạ nào ăn hết tô phở. 7 giờ, tôi gọi xuống lễ tân hỏi Sở y tế gửi giấy qua chưa em? Nhân viên nói chưa đâu anh. Ráng chờ nhen. 8 giờ, tôi nh́n vô điện thoại đă thấy ḿnh đi hơn 10 ngàn bước chân rồi. Chắc hôm nay ḿnh dừng lại đây. Tí nữa ra ngoài đi tiếp. Nhưng ngừng lại th́ làm ǵ bây giờ? Chẳng lẽ ngồi nôn nao ngóng tiếp. Có mấy tiếng đồng hồ ngắn ngủi ấy thôi, mà tôi ngỡ như nó dài hằng thế kỷ. 9 giờ, tôi gọi lại lần nữa. Lễ tân vẫn bảo chưa có, ráng đợi xíu nhen.
Chân mỏi rồi. Tôi vô tắm lần nữa cho tỉnh táo. Thay đồ, đổi giày, kiểm tra lại hành lư và… chờ. Bỗng có tiếng gơ cửa. Tôi mừng hết lớn chạy ra nhưng là... mừng hụt. Họ chỉ muốn hỏi có cần hỗ trợ đưa vali xuống trước hay không. 10 giờ 30, vẫn chưa có tin tức ǵ hết. Trời ơi, chẳng lẽ tôi phải ngồi tới trưa để đợi nữa hay sao. Tôi ra ban công, ngắm cái view quen thuộc bữa giờ nh́n không biết bao bận, hy vọng là lần cuối. Nếu mai sau vô Nha Trang chơi, chắc chắn một điều, tôi sẽ không bao giờ ghé ở đây.
Và đúng là lần cuối thiệt. Chuông điện thoại vang lên. Nhân viên gọi xuống làm thủ tục trả pḥng. Thiệt t́nh mà nói, tim tôi muốn rớt ra ngoài. Đó là một trong những giây phút hạnh phúc nhất của đời ḿnh đó.
Sau 7 ngày ở đây, tôi mới được bước chân ra ngoài, đi dọc hành lang để tới chỗ thang máy. Ṭa nhà to đùng mấy chục tầng, chỉ có 4 tầng là có khách (cách ly), c̣n nhiêu trống rỗng. Nh́n hành lang sâu hun hút, trước mỗi pḥng có để cái ghế và thùng rác, cùng với vài nhân viên mặc áo quần bảo hộ kín mít đi tới đi lui, tự nhiên thấy sợ. Tôi xuống bên dưới và lần đầu tiên sau 7 ngày, tôi mới thấy người đông đến thế. Nhân viên khách sạn, nhân viên Vietravel, taxi, bảo vệ… mang khẩu trang đứng đón chào khách. Và chỉ 5 phút ngắn ngủi, nhận giấy chứng nhận cách ly, làm thủ tục trả pḥng, tôi đă đẩy vali ra ngoài gọi cho anh rể tới chở về.
Tôi tháo khẩu trang, hít một hơi thiệt dài. Tự do muôn năm. Ba mươi phút nữa thôi, tôi sẽ thấy được cái ngơ màu xanh quen thuộc của nhà ḿnh rồi đấy!