Dấu hiệu điển h́nh của nhồi máu cơ tim - "thần chết" cướp tính mạng của cả người trẻ. Các chuyên gia y tế cho biết, thời gian đột quỵ thường gặp là vào buổi sáng, sau khi thức giấc một vài giờ nhưng một cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Hoài Nam – Phó chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch, Khoa Y, ĐH Y Dược TP. HCM, bất cứ ai đều có những khoảnh khắc bàng hoàng khi nhận được tin người ḿnh quen biết qua đời v́ một cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh cấp tính xảy ra khi có sự suy giảm đột ngột ḍng máu chảy trong động mạch vành, động mạch chính đưa máu tới tim. Sự suy giảm này gây ra bởi hiện tượng tắc nghẽn ḷng động mạch do các mảng xơ vữa hoặc do các cục máu đông h́nh thành tại chỗ, hoặc từ nơi khác di chuyển đến.
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim là do sang chấn tâm lư hoặc mắc các bệnh lư nền như huyết áp cao, mạch vành, đái tháo đường.
Theo thống kê, có tới 50% bệnh nhân không cảm nhận được bất cứ triệu chứng báo trước nào của nhồi máu cơ tim. Chính điều đó dẫn đến sự chủ quan, thờ ơ trước bệnh tật và đó là lư do v́ sao có những người tuổi c̣n trẻ, da dẻ hồng hào, nhuận sắc nhưng đột ngột bị "thần chết" cướp đi tính mạng .
PGS.TS.BS. Nguyễn Hoài Nam.
Theo các chuyên gia y tế, thời gian đột quỵ thường gặp là vào buổi sáng, sau khi thức giấc một vài giờ nhưng một cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Hoài Nam, dấu hiệu điển h́nh nhận biết nhồi máu cơ tim là đau ngực. Bệnh nhân có thể đau một cách dữ dội và lúc này cần tới ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Các bệnh nhân đă trải qua và sống sót sau khi bị nhồi máu cơ tim miêu tả, cơn đau ngực "đau như chưa bao giờ được đau nhiều như vậy". Họ có cảm giác như bị "đè nặng" và bị "ép" chặt tim ḿnh. Các cơn đau này thường kéo dài hơn so với những cơn đau thắt ngực mà một vài người trong số họ đă từng trải qua trước đó.
Trong các trường hợp điển h́nh, bệnh nhân có thể bị đau ở giữa phần ngực đi kèm với đau vùng thượng vị; có những trường hợp chỉ đau vùng thượng vị khiến nhiều người lầm tưởng với đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. Thậm chí, có bác sĩ đă chẩn đoán bệnh nhân bị thủng hoặc loét dạ dày – tá tràng.
Có khoảng 30% các trường hợp đau lan ra cánh tay bên trái, những trường hợp hiếm hơn, bệnh nhân có thể bị đau lan ra sau lưng, hàm dưới, vùng cổ và đây là những dấu hiệu rất hay nhầm lẫn với các bệnh lư khác.
Một vài triệu chứng khác có thể gặp ở nhồi máu cơ tim như mệt mỏi, cảm giác bồn chồn, lo lắng, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, nôn.
Đau ngực là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim
Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại, có khoảng 20 – 25% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp không có biểu hiện đau ngực, PGS.TS.BS. Hoài Nam cho biết. Tỷ lệ này thường gặp ở phụ nữ, những bệnh nhân đái tháo đường và những người cao tuổi. Ở bệnh nhân trẻ tuổi, các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp rơ ràng và nặng nề hơn.
Ở các bệnh nhân cao tuổi thay v́ những cơn đau ngực là các triệu chứng như khó thở, mất ư thức đột ngột, lú lẫn, cảm giác mệt mỏi ră rời, rối loạn nhịp tim hoặc đôi khi chỉ là những cơn choáng không giải thích được nguyên do.
Hăy ăn những món ăn truyền thống để pḥng tránh nhồi máu cơ tim
Theo PGS.TS.BS Hoài Nam, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu nhưng hoàn toàn có thể pḥng tránh được bằng việc thay đổi lối sống mà đơn giản nhất là thay đổi ngay từ những bữa ăn hàng ngày.
Dân gian thường có câu: "Bệnh từ miệng mà ra". Thói quen ăn uống là yếu tố nguy cơ rất cao dẫn tới các bệnh tim mạch.
Ngay từ 20 năm trước, các chuyên gia về tim mạch và dinh dưỡng hàng đầu đă đưa ra lời khuyên: Ăn thức ăn truyền thống của dân tộc ḿnh chính là cách pḥng chống bệnh tim mạch.
Trong khẩu phần ăn của người Eskimo, thịt và mỡ hải cẩu chiếm phần lớn nhưng tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch lại rất thấp. Tuy nhiên, nếu khẩu phần ăn này áp dụng cho người Việt Nam th́ số người tử vong v́ tăng huyết áp chắc chắn sẽ tăng cao. Người Việt chỉ hợp với cá kho, canh cua rau đay hoặc canh chua cá lóc, dưa cải.
Tương tự, món hải sản ăn sống hợp với người Nhật Bản, c̣n kimchi lại hợp với người Hàn Quốc. V́ vậy, theo Phó Giáo sư, một chế độ ăn phù hợp từ cha ông để lại có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch trong tương lai.
Ngoài ra, một chế độ ăn hợp lư phải là một chế độ ăn ít muối, cân bằng tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng như chất béo, chất đạm động vật, đạm thực vật và chất bột đường để ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lư tim mạch trong tương lai.
VietBF@ sưu tập