Theo bác sĩ Chương, người Việt đang đánh mất đi sự đa dạng trong các bữa ăn truyền thống, thay vào đó là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tới hoạt động đại tràng.
Bữa ăn truyền thống của người Việt có lợi cho sức khỏe
Ths. BS Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Khoa Hậu môn trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cho biết việc ăn uống không lành mạnh thiếu cân bằng khiến cho chúng ta phải đối mặt với bệnh lư đờ đại tràng, gây ra táo bón, đi ngoài ít hơn. Phân bị ứ đọng trong ruột không được đẩy ra ngoài, không thể h́nh thành khuôn phân. Số lần đi tiêu giảm, 3 ngày mới đi tiêu được 1 lần.
Phân đẩy ra ngoài được ở người đờ đại tràng thường có dạng cục nhỏ, vón, rắn, đôi khi có dính máu, màu đậm. Đờ đại tràng c̣n gây đầy bụng, chướng hơi, không có hoặc giảm cảm giác muốn đi đại tiện, cảm giác chậm tiêu và ăn uống kém. Lâu dần làm cho người bệnh bị stress, lo âu, khó chịu, giảm năng suất lao động, không thoải mái trong cuộc sống.
Liên quan tới việc cần thay đổi chế độ ăn để có một đại tràng khỏe mạnh, bác sĩ Chương chia sẻ quan điểm: "Việt Nam là một trong những nước có thực phẩm lành mạnh và cân bằng nhất trên thế giới. Là một nhà chuyên môn, tôi thấy rằng các món ăn và nguyên liệu dùng trong ẩm thực Việt Nam có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khẩu phần về protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất v́ có sự đa dạng tự nhiên của các sản phẩm nông nghiệp. Chính sự đa dạng và phong phú này là nền tảng của một lối sống lành mạnh và cân bằng.
Chế độ ăn uống truyền thống của Việt Nam có lợi cho sức khỏe. Các bữa ăn chủ yếu dùng cơm, rau và cá, và các phương pháp nấu ăn thường bao gồm hấp hoặc xào".
Gạo là lương thực chính của chế độ ăn uống, được tiêu thụ dưới một số h́nh thức trong hầu hết các bữa ăn. Đối với người lớn Việt Nam, cả ba bữa ăn trong ngày có thể bao gồm cơm với các món ăn kèm rau hoặc cá hoặc thịt.
Cá là loại thực phẩm có chất đạm phổ biến nhất trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Chúng ta chế biến cá theo nhiều cách khác nhau: hấp, áp chảo, chiên. Các loại rau phổ biến bao gồm bắp cải, rau lang, cải bẹ xanh, cải xanh và dưa chuột.
Bác sĩ Chương cho hay: "Thói quen ăn uống của người Việt Nam hiện đại đang đi khỏi những lư tưởng được mô tả ở trên. Ngày càng nhiều sản phẩm chế biến, được làm giàu bằng chất dinh dưỡng nhân tạo, hương liệu nhân tạo, giàu "chất béo xấu" (chất béo chuyển hóa và chất béo băo ḥa không cần thiết) và carbohydrate đơn giản được thêm vào thực phẩm; đặc biệt là tất cả các sản phẩm sữa chua được biết đến cách đây vài thập kỷ (pho mát tiệt trùng, sữa đặc có đường, sữa chua có hương vị) và tất cả đồ ăn vặt (bánh ngọt, kem, nước ngọt, đồ ăn nhanh) mà lại thiếu chất xơ, chất cám...; và uống ít nước hơn.
Đó là các thói quen ăn uống xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đại tràng và gây nên các bệnh lư hoặc làm nặng thêm bệnh đờ đại tràng".
4 thói quen tốt cho hệ tiêu hóa
Để có đại tràng khỏe mạnh, theo bác sĩ Chương, cần phải ăn tăng cường ăn các chất xơ: thêm chất xơ vào bữa ăn sẽ tăng khối lượng phân cũng như tốc độ di chuyển qua đường ruột. Mỗi ngày chúng ta cần 15-25g chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.
Hăy bắt đầu ăn chất xơ một cách từ từ bằng cách ăn nhiều hơn các trái cây tươi và rau xanh. Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ăn đột ngột khối lượng lớn chất xơ có thể gây ra sinh hơi và nặng bụng, cho nên phải tăng lên từ từ để đạt được mức khuyến cáo trong vài tuần.
Uống thật nhiều nước: đường ruột cần nhiều nước để tiêu hóa và tống phân ra ngoài.
Tập thể dục thường xuyên hơn: hoạt động thể lực sẽ làm tăng vận động của cơ ở đường ruột. Cố gắng dành một số ngày trong tuần để tập thể dục, nếu không thể tập được thể dục th́ phải hỏi bác sĩ về việc bạn có đủ sức khỏe để bắt đầu tập thể dục hay chưa.
Tạo thói quen đi cầu: cần phải dành thời gian đủ để tập vận động ruột già.