TS BS Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ BV ĐHYD TPHCM, cho biết các bác sĩ vừa cấp cứu 1 bệnh nhân tái đột quỵ khi tự ư bỏ thuốc.
Bệnh nhân nam, 56 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV) cấp cứu trong t́nh trạng chóng mặt, không nói và cử động được tay chân được.
Cách đây một năm, ông bị đột quỵ, may mắn cấp cứu kịp thời. Sau đột quỵ, ông tuân thủ điều trị tốt, duy tŕ tập phục hồi chức năng, dần trở lại b́nh thường. Bốn tháng gần đây, sức khỏe ổn định, ông tự ư ngưng thuốc và bỏ tái khám, tái phát đột quỵ.
Lần này ông cũng được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời nên cơn đột quỵ tái phát không để lại hậu quả nặng nề.
TS BS. Nguyễn Bá Thắng cho biết trong giai đoạn phục hồi chức năng, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch…).
Đối với người bệnh đột quỵ có bệnh lư nền, bác sĩ sẽ cân nhắc thuốc điều trị đột quỵ sao cho không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nền. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ư tăng giảm liều hoặc dùng thêm loại thuốc khác. Tuy nhiên, rất nhiều người có thói quen tự ư dừng thuốc hoặc nghe có thuốc tốt khác lại mua về uống.
Bên cạnh đó, người bệnh cần được phục hồi chức năng thông qua các vận động trị liệu - vận động được tay, chân và những bộ phận bị mất vận động; âm ngữ trị liệu - phục hồi rối loạn ngôn ngữ và chức năng nuốt; hoạt động trị liệu - giúp người bệnh có thể tự ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc bản thân, hoà nhập cộng đồng.
Theo TS Thắng, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, xảy đến đột ngột và rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Nếu nhận biết được các dấu hiệu và cấp cứu trong "thời gian vàng", người bệnh có cơ hội phục hồi, nếu không sẽ gây ra hậu quả nặng nề với sức khỏe. Hiện nay tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tại Việt Nam đang có xu hướng tăng, trung b́nh khoảng 2% mỗi năm.
Các phương pháp cấp cứu đột quỵ
Theo TS BS. Nguyễn Bá Thắng, điều trị đột quỵ tập trung vào điều trị cấp cứu. Dựa trên các phương pháp chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có 2 cách để cấp cứu và thông mạch máu:
Thứ nhất là dùng thuốc làm tan cục máu, phương pháp này chỉ dùng trong 4 - 5 giờ đầu kể từ khi người bệnh có triệu chứng đầu tiên.
Thứ hai là dùng dụng cụ để thông mạch máu, thời gian để áp dụng là 6 giờ sau khi xảy ra đột quỵ. Do đó, người bệnh cần được đưa đến cấp trong thời gian sớm nhất để kịp thời can thiệp.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ trở thành người tàn tật, không c̣n khả năng tự chăm sóc bản thân, là gánh nặng cho gia đ́nh, xă hội. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 25%-30% người bệnh sau đột quỵ tự đi lại, phục vụ bản thân; 20%-25% đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hàng ngày; 15%-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Theo TS BS. Nguyễn Bá Thắng, đột quỵ là bệnh lư liên quan trực tiếp đến mạch máu năo, gián đoạn việc cấp máu, làm năo ngưng hoạt động, từ đó các chức năng do năo điều khiển cũng sẽ ngưng hoạt động. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ: một là do mạch máu bị vỡ, hai là do mạch máu bị tắc nghẽn. Người bệnh sẽ có biểu hiện yếu, liệt, không nói được, gục xuống, thậm chí là hôn mê. Để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu (hay c̣n gọi là quy tắc FAST) sau đây:
• F - Face (mặt): Người bệnh có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rơ nhất khi người bệnh cười mở miệng lớn.
• A - Arm (cánh tay): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
• S - Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rơ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.
• T - Time (thời gian): tranh thủ tối đa thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc gọi xe cứu thương để được cấp cứu kịp thời.
VietBF @ Sưu tầm