Mất ngủ, kinh nguyệt không đều, … tưởng như là dấu hiệu bình thường mà hầu hết phụ nữ đều có thể gặp phải. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp vấn đề.
Tăng, giảm cân không rõ nguyên nhân
Quá trình trao đổi chất của cơ thể chịu sự tác động của tuyến giáp. Tuyến giáp cũng giữ cho cân nặng luôn ở mức ổn định. Ngoài ra, cân nặng tăng hay giảm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Nếu cân nặng của bạn bỗng nhiên thay đổi, tăng lên hoặc giảm đi mà bạn không rõ nguyên nhân cụ thể thì bạn nên đi kiểm tra tuyến giáp.
Nếu lượng hormone tuyến giáp thấp có thể sẽ gây tăng cân. Còn nếu tuyến giáp hoạt động quá mức thì có thể khiến bạn giảm cân bất ngờ.
Bướu cổ, cổ sưng và sẫm màu
Một số bệnh về tuyến giáp như bướu giáp, viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một biểu hiện rõ ràng nhất là cổ sưng hay bướu cổ. Rất có thể cơ thể bạn đang thiếu i-ốt gây ra tình trạng khó hô hấp hay nói chuyện.
Ngoài ra, vùng da quanh cổ sẫm màu cũng là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếp gấp da quanh cổ sẫm màu thường do tăng nội tiết và phổ biến hơn khi tuyến giáp hoạt động mạnh.
Bên cạnh đó, cơ quan tuyến giáp chịu trách nhiệm duy trì sức khỏe của da và tóc nên nếu tuyến giáp rối loạn có thể khiến da khô, ngứa da dầu, da dầu hoặc móng tay dễ gãy.
Mệt mỏi và suy nhược
Nếu bạn được nghỉ ngơi đủ mà vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi thì đó có thể là do tuyến giáp gây ra. Tuyến giáp ảnh hưởng đáng kể đến chức năng trao đổi chất nên nếu nó hoạt động kém sẽ làm quá trình trao đổi chất chậm lại, khiến bạn mệt mỏi và uể oải.
Với những người có tuyến giáp hoạt động quá mức thì chức năng trao đổi chất lại hoạt động quá mạnh, gây mất năng lượng. Đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược do tuyến giáp có thể là tim đập nhanh, yếu cơ và run.
Hội chứng viêm cánh tay, đau cơ khớp
Đối với bệnh suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Đối với bệnh cường giáp, bạn sẽ dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi.
Khó ngủ
Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Một số triệu chứng đi kèm có thể là đổ mồ hôi ban đêm, đi tiểu liên tục, giấc ngủ bị gián đoạn.
Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ vô sinh
Suy giáp gây ảnh hưởng lớn đến kinh nguyệt. Bình thường chu kỳ kinh ở nữ giới kéo dài khoảng 4 tuần. Nếu nó đến sớm với tần suất cao thì rất có thể bạn đã bị suy giáp. Còn nếu kỳ kinh ít xuất hiện thì có thể bạn bị cường giáp.
Nguyên nhân là do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
Hay lo lắng hoặc triệu chứng “sương mù não”
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, run rẩy, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng cũng như sương mù não thì có thể bạn đang mắc bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, suy giáp cũng có thể gây mất trí nhớ, giảm mức độ tập trung và cảm giác không còn năng lượng để hoạt động.
Giảm ham muốn
Bệnh tuyến giáp nếu phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn.