Ăn nhiều đồ ngọt, lười tắm gội hay lười vệ sinh điện thoại có thể là nguyên nhân khiến da bị kích ứng và nổi mụn.
Không chống nắng
Việc để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá nhiều khiến tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh hơn, gây ra t́nh trạng lỗ chân lông to, mụn dễ dàng phát triển. Theo theo Bright Side, sử dụng kem chống nắng không chứa dầu với chỉ số SPF thấp nhất 15 có thể giúp ngăn ngừa mụn do viêm da.
Kem chống nắng vật lư thường được khuyên dùng cho da nhạy cảm nhưng lại có nhược điểm là chất kem dày, để lại vệt trắng và làm bí da. Trong trường hợp đang bị mụn, bạn có thể chuyển sang kem chống nắng có các thành phần hóa học như avobenzone, oxybenzone, methoxycinnamate hoặc octocylene. Đồng thời, cần tẩy trang hai lần bằng dầu và sữa rửa mặt vào cuối ngày. Ngay cả những loại kem chống nắng nhẹ dịu nhất cũng sẽ gây tắc lỗ chân lông nếu để qua đêm.
Ăn nhiều đồ ngọt
Theo Medicalnewstoday, thực phẩm có chỉ số đường cao có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá hoặc khiến t́nh trạng da trở nên tồi tệ hơn. Cụ thể, chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế (thực phẩm trắng như bánh ḿ trắng, ḿ ống trắng, bánh ngọt và bánh quy) được khuyến khích hạn chế sử dụng. Những người bị mụn nặng cũng nên cân nhắc cắt giảm sản phẩm từ sữa, nhất là sữa tách béo.
Dưỡng da thiếu khoa học
Thay đổi hoặc thêm các sản phẩm mới trước khi da kịp thích ứng có thể khiến mặt nổi nhiều mụn đỏ, mụn li ti. V́ vậy, bạn nên thử nghiệm bằng cách bôi một ít lên vùng da sau mang tai, đợi từ 24 đến 72 giờ để kiểm tra phản ứng. Ngay cả các sản phẩm đặc trị cũng khiến t́nh trạng da nặng thêm nếu sử dụng sai cách. Trang EverydayHealth cho biết dùng cùng lúc các loại sữa rửa mặt, toner, kem có công dụng trị mụn dễ làm da yếu, mụn nhanh chóng tái phát mạnh hơn.
Bạn chỉ cần tẩy da chết nhẹ nhàng hai hay ba lần một tuần là đủ để da thông thoáng mà không bị bào ṃn. Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại khăn giấy ướt tẩy trang. Chúng có thể chứa cồn, chất tạo mùi hay các chất hóa học nhưng lại không đảm bảo làm sạch lớp trang điểm cũng như bụi bẩn sót lại trên da.
Lười tắm gội
Sau quá tŕnh tập gym hoặc đi dưới nắng gắt, cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Nếu không tắm kịp thời, mồ hôi và bụi bẩn dễ tích tụ trên da gây ra mụn ở vùng lưng, mặt và ngực.
Tuy không trực tiếp tác động đến da mặt, gội đầu vẫn là bước quan trọng trong việc ngừa mụn. Khi da đầu bẩn, dầu thừa trên tóc chạm vào mặt, nhất là khu vực gần chân tóc, gây ra t́nh trạng mụn. Ngoài ra, các chuyên gia da liễu lưu ư không được để các sản phẩm như gel, xịt dưỡng tóc tiếp xúc trực tiếp với da mặt. Một mẹo nhỏ khi chăm sóc tóc là dùng tay thoa sản phẩm thay v́ xịt. Sau đó, bạn làm sạch tay để loại bỏ các chất dưỡng tóc c̣n sót lại.
Để điện thoại, kính bẩn
Điện thoại đi động có thể trở thành một tác nhân gây mụn khi cọ xát lên vùng má trong quá tŕnh nghe và gọi. Vi khuẩn cũng có thể tiếp xúc với da do bạn chạm tay lên mặt sau khi lướt điện thoại.
Những người đeo kính cận cũng dễ bị nổi mụn vùng xung quanh mắt, sống mũi do không vệ sinh kính thường xuyên, khiến bụi bẩn, dầu thừa tích tụ lại ở khu vực này. Để pḥng ngừa, bạn nên lau chùi điện thoại và kính của ḿnh bằng khăn tẩm cồn.
Căng thẳng
Không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe, việc mất ngủ, chịu căng thẳng trong thời gian dài có thể gây ra mụn v́ cơ thể giải phóng các chất gây viêm là neuropeptide và thay đổi nội tiết tố. Ngay cả việc chịu áp lực khi chuẩn bị cho những sự kiện trọng đại như đám cưới cũng có thể làm làn da của bạn bị xuống cấp.
Một số biện pháp giảm stress phổ biến được MedicalNewsToday gợi ư là: thiền định, tập thể dục, tập yoga, thư giăn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách hoặc đi tắm, dành thời gian với thiên nhiên.
|