Các con số từ Anh và Israel cho thấy: Ngay cả những người được tiêm chủng đầy đủ chống lại coronavirus cũng có thể bị nhiễm virus. Vậy mà người ta cứ thảo luận về việc: người được tiêm chủng và người từng khỏi bệnh có thể được tự do hơn trong tương lai so với những người "chỉ" xét nghiệm.
⚡️ Vậy, những người được tiêm chủng mà nhiễm bệnh có ít lây virus hơn những người không được tiêm chủng?
Bây giờ th́ người ta tin chắc rằng: Những người đă được tiêm chủng đầy đủ chống lại coronavirus vẫn có thể bị nhiễm. Khả năng không quá cao - nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Thời điểm tiêm chủng và biến thể virus mà người được tiêm chủng tiếp xúc có vai tṛ quyết định.
Nghiên cứu về các đợt bùng phát ở các viện hưu trí và viện dưỡng lăo đă chỉ ra rằng những người được tiêm chủng thường chỉ có các triệu chứng nhẹ của COVID-19 hoặc không có triệu chứng nào cả.
⚡️ Những người đă được tiêm đầy đủ có thể truyền virus không?
Việc tiêm vaccine corona làm giảm khả năng lây truyền virus ở mức độ nào vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, có thể cho rằng tải lượng virus ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2 đă được tiêm vaccine giảm đi rất nhiều và quá tŕnh đào thải virus được rút ngắn. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền virus.
⚡️ Mặc dù đă tiêm pḥng, vẫn tuân thủ quy tắc AHA + C + L (*)!
Nhưng: phần rủi ro vẫn c̣n đó. V́ vậy, người đă được tiêm pḥng đầy đủ vẫn cần tuân thủ những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như công thức AHA + C + L. Tuy nhiên, những người được chủng ngừa rồi không đóng vai tṛ chính trong việc lây lan COVID-19.
⚡️ Các xét nghiệm nhanh không phát hiện được hết các ca nhiễm
Xét nghiệm nhanh t́m ca nhiễm là một vấn nạn khác. Nghiên cứu của Đại học Julius Maximilians của Würzburg và Bệnh viện Đại học Würzburg đă kiểm tra hơn 5.000 kết quả xét nghiệm từ những người đă thực hiện cả xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR.
Kết quả: các xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với 42,6% tổng số người nhiễm bệnh. Có nghĩa là, không có tới một nửa số ca bệnh được t́m thấy.
⚡️ Người chủng ngừa có lây ít hơn người được xét nghiệm không?
Các nhà khoa học đoán rằng tải lượng virus của những người được xét nghiệm vẫn c̣n tương đối thấp ngay tại thời điểm dùng xét nghiệm nhanh, nếu họ được kiểm tra khi mới bắt đầu nhiễm corona. T́nh trạng nhiễm trùng càng tiến triển, tải lượng virus càng lớn - khả năng lây nhiễm cho người khác sẽ càng cao hơn.
Đây là sự khác biệt mang tính quyết định giữa người được xét nghiệm và người bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccine corona hay người đă từng khỏi bệnh.
*
Dịch từ bản tin của đài truyền h́nh nhà nước CHLB Đức:
https://www.mdr.de/brisant/impfung-ansteckend-100.html
🔶◻️◾️♦️
Ghi chú:
AHA + C + L: là 5 biện pháp pḥng dịch cá nhân ở Đức. Lúc đầu ch́ có AHA, sau này chính phủ thêm vào C+L
A - Abstandsregeln: giữ khoảng cách.
H - Hygieneregeln: giữ vệ sinh
A - Alltagsmasken: đeo khẩu trang
C - Corona-Warn-App: cài Corona - App
L - Lüften regelmäßig: thường xuyên thông thóng không khí
*
◾️♦️▫️ ◾️
Bàn thêm:
Ở Đức, chính phủ không bắt ai tiêm vaccine.
Sau khi công bố những thông tin khoa học, lư giải cặn kẽ, chính phủ Đức ra nhiều biện pháp chống dịch kèm theo. Ai không tiêm vaccine sẽ phải xét nghiệm. Đi chơi thể thao: xét nghiệm. Đi ăn nhà hàng: xét nghiệm. Đi xem phim: xét nghiệm… Mỗi tờ giấy xét nghiệm chỉ có giá trị trong một ngày hôm đó. Chưa hết, sắp đến, người tiêm chủng sẽ có thêm hàng loạt tự do khác, trong khi người không tiêm sẽ bị bắt xét nghiệm tới lè lưỡi ra.
Khi mùa đông đến, người ta phải rút vào trong nhà, không gian tự do của người không tiêm chủng c̣n bị thu hẹp hơn nữa. Tiêm hay không tiêm vẫn là quyền quyết định của mỗi người, là thứ tự do trong bàn tay sắt của bà Merkel.
Trong khi đó, người từng bị nhiễm được xem là nạn nhân… đáng thương. Họ hưởng mọi quyền lợi như một người đă tiêm vaccine đầy đủ.
VTP-LTH