Ung thư dạ dày là loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả hai giới và ở bất cứ lứa tuổi nào, đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng nguy cơ cao hơn ở nhóm đối tượng cụ thể.
Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong v́ căn bệnh này.
Trong khi đó, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể pḥng ngừa, nhận biết sớm, điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Nhưng trên thực tế, đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn, đă di căn, gây khó khăn trong việc điều trị, tốn kém về kinh phí.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, gồm:
Chế độ ăn uống nhiều muối, thịt hun khói, rau dưa muối, thịt nướng...
Ăn thức ăn nấm mốc, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
Mắc bệnh thiếu máu ác tính.
Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).
Bị viêm dạ dày mạn
V́ thế, nếu là người có một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trên, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, trong đó có tầm soát ung thư dạ dày. Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày cho phép điều trị hiệu quả, thậm chí ở giai đoạn rất sớm, bác sĩ có thể can thiệp hớt lớp niêm mạc dạ dày bằng phương pháp nội soi, giảm nguy cơ phải phẫu thuật, cắt bỏ dạ dày, điều trị tốn kém mà hiệu quả không cao khi bệnh đă ở giai đoạn muộn.
VietBF@sưu tập