Chuyên gia lo ngại Olympic Tokyo vào tháng 7 sẽ trở thành sự kiện siêu lây nhiễm nCoV trong bối cảnh ca Covid-19 gia tăng, tiêm chủng chậm.
Những tuần gần đây, khi các t́nh nguyện viên Olympic Tokyo đặt câu hỏi về cách pḥng Covid-19 với ban tổ chức, họ nhận về câu trả lời đơn giản. Mỗi người được phát một chai nước rửa tay và hai chiếc khẩu trang.
"Họ không đề cập đến vaccine, thậm chí không nói đến việc cho chúng tôi xét nghiệm", Barbara Holthus, t́nh nguyện viên người Đức, đồng thời là giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản của Đại học Sophia, cho biết.
C̣n 100 ngày nữa đến thời điểm diễn ra Olympic. Song các câu hỏi về cách Tokyo làm thế nào để tổ chức một sự kiện thể thao lớn mà vẫn giữ an toàn cho cả t́nh nguyện viên, vận động viên, quan chức và công chúng c̣n bỏ ngỏ. Mối bận tâm càng lớn khi nước này đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ tư. Các chuyên gia e ngại Olympic Tokyo sẽ trở thành sự kiện siêu lây nhiễm.
Hôm 11/4, số ca nhiễm của quốc gia vượt mốc 500.000. Nhiều tỉnh phải siết thêm hạn chế trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng. Hideaki Oka, giáo sư tại Đại học Y Saitama, phỏng đoán Nhật Bản có thể sẽ không kiểm soát được đợt bùng phát mới trước ngày 23/7.
Ngay cả các quốc gia không có ca nhiễm cũng gặp khó khăn khi tổ chức sự kiện thể thao lớn trong thời kỳ đại dịch. Hồi tháng 1, một số tay vợt đến Melbourne dự giải quần vợt Australian mở rộng đă phàn nàn về các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Đối với Nhật Bản, nơi ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm mới hôm 13/4, đây sẽ là thách thức lớn.
Theo quy định, người tham gia Olympic cần xét nghiệm âm tính nCoV trong ṿng 72 giờ trước khi đến Nhật Bản. Tại đây, họ được kiểm tra lại, theo Playbook Tokyo 2020 do Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) phát hành vào ngày 21/2.
Song theo tài liệu của IOC, các vận động viên không cần cách ly 14 ngày sau khi đến nước này, trừ khi vi phạm biện pháp pḥng ngừa của chính quyền hoặc có khả năng cao nhiễm virus.
Trong suốt thế vận hội, người tham gia được "xét nghiệm Covid-19 ở các khoảng thời gian khác nhau". Tất cả vận động viên có một "nhân viên truy vết tiếp xúc" đi kèm. Khách quốc tế được yêu cầu chỉ rời khỏi nơi ở để đến các địa điểm chính thức diễn ra sự kiện.
Song ban tổ chức chưa trả lời được câu hỏi về công tác giăn cách xă hội tại làng Olympic. Dù các vận động viên cần xét nghiệm âm tính trước khi đến Nhật Bản, họ sẽ phải tiếp xúc với hàng chục ngh́n t́nh nguyện viên chưa qua kiểm tra. Những người này thường xuyên đi lại giữa nhà riêng và các địa điểm diễn ra sự kiện. Khi dịch bệnh vẫn căng thẳng, ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 khuyến nghị trên trang web rằng t́nh nguyện viên di chuyển bằng phương tiện công cộng.
Barbara Holthus cho biết, ngoài nước rửa tay và khẩu trang, ban tổ chức Olympic cung cấp cho t́nh nguyện viên thêm một cuốn "nhật kư t́nh trạng sức khỏe" để ghi lại các triệu chứng của bản thân.
"Đây là nhóm người đến từ khắp nơi trên thế giới, trộn lẫn vào nhau. Điều ǵ sẽ xảy ra nếu có một cụm dịch phát triển ngay trong địa điểm tổ chức Olympic? Nhỡ đâu một trong số chúng tôi nhiễm bệnh th́ sao?", bà chia sẻ.
Giáo sư Oka có cùng mối lo với các t́nh nguyện viên. Ông cho rằng Olympic c̣n tạo cơ hội cho biến thể nCoV nguy hiểm lây lan. Ông lo ngại hệ thống y tế, vốn quá tải, của nước này sẽ không thể đối phó nếu lượng lớn vận động viên và t́nh nguyện viên đột ngột nhiễm virus cùng một lúc.
"Là một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, tôi không thể chấp nhận tổ chức Olympic trong t́nh trạng chưa tiêm đủ vaccine, chưa áp dụng đủ các biện pháp pḥng ngừa", ông nói.
Ban tổ chức Olympic Tokyo cho biết họ có niềm tin lớn rằng dịch bệnh tại Nhật Bản sẽ hạ nhiệt trước thế vận hội.
"Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bên để chuẩn bị cho một mùa Olympic an toàn vào hè này", ban tổ chức tuyên bố trong thông cáo báo chí.
Philbert Ono, một t́nh nguyện viên thế vận hội cho biết anh tin tưởng chính phủ và IOC sẽ đảm bảo an toàn cho những người tham gia.
"Người Nhật thích chứng kiến các thời khắc lịch sử. Bạn biết đấy, Olympic lần này là một sự kiện như thế. Đây sẽ là một kỳ Olympic rất khác, một điều tôi khá mong đợi", anh nói.
|