Người miền Tây chán trồng cao su chuyển sang trồng keo - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Người miền Tây chán trồng cao su chuyển sang trồng keo
Nhiều người dân miền Tây chặt bỏ hàng loạt cây cao su. Mấy năm gần đây, trồng cây cao su cho lợi nhuận thấp nên người dân đã không còn thiết tha gì với cây này. Đồng thời chuyển hết sang trồng keo.

Những ngày này, bà Phạm Thị Xuyên, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam) thuê người chặt và dọn 2 ha cây cao su hơn 10 năm tuổi.

Một cây cao su riêng tiền giống 40.000 đồng, bà Xuyên chấp nhận chặt bán với giá mỗi cây 60.000 đồng sau nhiều năm chăm sóc. "Tới đây gia đình tính chuyển qua trồng cây keo, bởi loại cây này đầu tư ít, 5 năm cho khai thác có lời hơn so với cao su", bà Xuyên nói.

Ở Hiệp Đức, thời gian qua nhiều nông dân cũng chặt bỏ cao su vì loại cây này "chống chịu gió bão kém, không phù hợp với thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung và giá bán mủ thấp".


Cây cao su bắt đầu được trồng ở Quảng Nam từ cuối thập niên 1990, từng được hứa hẹn là "vàng trắng", đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp và giúp người dân thoát nghèo, làm giàu. Trong nhiều năm liên tục, chính quyền địa phương đã tập trung giao đất trống, đồi núi trọc cho các doanh nghiệp trồng cao su với trên 50.000 ha được quy hoạch.

Doanh nghiệp đi trước, trồng diện tích lớn, rồi người dân theo sau mỗi gia đình tham gia một vài ha. Năm 2007, bà Xuyên đầu tư trồng 2 ha cao su hết gần 100 triệu đồng. Lúc đó bà được nghe nói tính từ lúc mới trồng và sau thời gian chăm sóc từ khoảng 5 đến 7 năm, cao su sẽ cho thu hoạch mủ trong nhiều năm liền. Một ha cao su mỗi năm có thể cho 2 tấn mủ, thu về hơn 200 triệu đồng.

Sau 6 năm chăm sóc, hai ha cao su của bà Xuyên sắp có mủ thì bão Wuitp (tháng 9/2013) tràn vào quật ngã rạp một ha. Gia đình bà cố sức gầy dựng lại, trồng mới và dồn sức chăm sóc cây. Đến năm 2018, khi cao su cho thu hoạch mủ thì giá xuống thấp, tiền thu về không đủ chi phí nên bà Xuyên quyết định dừng khai thác, bỏ bê cao su ngoài vườn cho đến lúc bão Molave (tháng 10/2020) tràn vào. Một lần nữa vườn cao su của bà Xuyên bị đổ gãy hàng loạt.

Ông Nguyễn Như Công, Chủ tịch huyện Hiệp Đức, cho biết địa phương có hơn 5.700 ha trồng cao su, bão Molave đã quật ngã trên 1.600 ha. "Chúng tôi mong muốn UBND tỉnh nghiên cứu chuyển đổi cây cao su sang mô hình sản xuất khác phù hợp, vì loại cây này hiệu quả thấp, nhiều rủi ro", lãnh đạo huyện Hiệp Đức nói và cho rằng diện tích trồng cao su có thể được chuyển qua làm nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi tập trung và trồng rừng gỗ lớn.


Theo ông Lê Minh Hưng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, cho biết tỉnh quy hoạch 50.000 ha trồng cao su, đến nay đã phát triển được 14.000 ha. Trước việc giá mủ cao su xuống thấp và loại cây này chống chịu gió bão kém, tỉnh quyết định giới hạn diện tích cao su không quá 15.000 ha.

"Giai đoạn 2010-2012 giá một tấn cao su trên 100 triệu đồng, đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, thị trường biến động, giá mủ cao su giảm sút khiến người dân không còn thiết tha trồng, doanh nghiệp không mở rộng diện tích", ông Hưng nói thêm.

Tại Thừa Thiên Huế, năm 2009, thấy nhiều người dân trồng cao su nên ông Đồng Hữu Sang, thôn Hiền Hòa, xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) đã phát quang rừng nghèo trồng 3 ha. Sau 8 năm chăm sóc, diện tích cao su của gia đình ông Sang bắt đầu cho mủ với thu nhập bình quân một triệu đồng mỗi ngày, đủ nuôi sống cả gia đình, trả nợ ngân hàng và trang trải cho con ăn học.

"Tuy nhiên, hai năm gần đây, giá mủ rớt thê thảm, từ 50.000 đồng mỗi kg xuống còn hơn 10.000 đồng. Hồi tháng 9/2020, bão vào quật cao su gãy đổ la liệt nên tôi quyết định chặt cây, phân khúc chờ thương lái đến thu mua làm gỗ tạp", ông Sang nói và cho biết dự kiến chuyển sang trồng cam, bưởi hoặc keo tràm.


Ông Hồ Vang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết lúc cao su giá cao, toàn tỉnh có hơn 10.000 ha, nhưng đợt mưa bão cuối năm 2020 đã ảnh hưởng tới hơn 2.500 ha.

"Với giá mủ cao su như hiện nay, dự báo diện tích trồng loại cây này trên địa bàn sẽ tiếp tục giảm. Chúng tôi cũng không khuyến khích người dân mở rộng diện tích, bởi hiệu quả kinh tế không còn cao như trước", ông Vang nói.

Tại Hà Tĩnh, năm 1998 Công ty Cao su Hà Tĩnh và Công ty Cao su Hương Khê (Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) được tỉnh giao hơn 25.000 ha đất rừng tự nhiên nghèo kiệt, đất phi nông nghiệp, đất trống đồi trọc... để thực hiện dự án.


Trong đó, Công ty Cao su Hà Tĩnh được giao hơn 10.000 ha song đến nay đã trả về cho địa phương hơn 2.000 ha để thực hiện các dự án nhà máy nước, nuôi bò. Đơn vị chỉ giữ lại hơn 8.000 ha đất với trên 3.000 ha trồng cây cao su, còn lại là đất rừng sản xuất, phòng hộ.

Công ty Cao su Hương Khê trồng 4.000 ha trong tổng số hơn 15.000 ha, dự kiến trả về địa phương khoảng 3.000 ha chưa dùng đến.

"Do giá mủ thấp, hiện Công ty Cao su Hà Tĩnh không chủ trương mở rộng diện tích và muốn tìm cây khác trồng thay thế cao su", ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Công ty, cho hay.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 03-29-2021
Reputation: 21726


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 74,487
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	anh-1-3559-1616399086.jpeg
Views:	0
Size:	409.6 KB
ID:	1765329
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 5,198 Times in 4,211 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 26 Post(s)
Rep Power: 84 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:27.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05617 seconds with 14 queries