Tổng giám đốc WHO nói rằng Covid-19 chưa phải đại dịch cuối cùng. Khi số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 80 triệu, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo đây chưa phải là đại dịch cuối cùng của nhân loại khi số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 80 triệu.
Trung tâm dữ liệu Covid-19 của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu tính đến ngày 26/12 (giờ địa phương) khoảng 80,03 triệu. Ít nhất 1,75 triệu người tử vong v́ nhiễm virus corona.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng nỗ lực của nhân loại để ngăn ngừa đại dịch trong tương lai sẽ “thất bại” nếu không giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ động vật.
“Từ lâu nay, thế giới luôn vận hành theo một chu kỳ của sự hoảng loạn và sự thờ ơ”, ông Ghebreyesus phát biểu trong đoạn video đánh dấu Ngày Thế giới Pḥng chống Đại dịch đầu tiên (27/12).
“Chúng ta tiêu tốn nhiều tiền cho một đợt bùng phát dịch. Khi dịch bệnh kết thúc, chúng ta lập tức lăng quên và không làm ǵ để ngăn chặn đợt bùng phát dịch tiếp theo. Suy nghĩ này thật thiển cận và khó hiểu một cách nguy hiểm”, ông Ghebreyesus nói.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: South China Morning Post.
“Lịch sử cho chúng ta biết, đây không phải là đại dịch cuối cùng. Dịch bệnh là một phần của cuộc sống”, ông Ghebreyesus nói. Vị tổng giám đốc WHO cho rằng đại dịch lần này làm nổi bật mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe con người, động vật và hành tinh.
Từ luận điểm trên, ông Ghebreyesus dự đoán mọi nỗ lực cải thiện sức khỏe con người “đều bị hủy hoại” nếu không giải quyết được mối quan hệ giữa người và vật, cũng như t́nh trạng biến đổi khí hậu đang đe dọa Trái Đất.
“Trong 12 tháng qua, thế giới của chúng ta đă bị đảo lộn. Tác động của đại dịch vượt xa khả năng của nó, gây ra những hậu quả sâu rộng cho xă hội và nền kinh tế”, ông Ghebreyesus nhận định.
Cũng theo người đứng đầu WHO, các quốc gia nên đầu tư nguồn lực, sẵn sàng ngăn chặn, phát hiện và giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh. Ông kêu gọi các chính phủ nên tích cực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
“Với các khoản đầu tư vào sức khỏe cộng đồng, chúng ta có thể đảm bảo con cái của chúng ta sẽ được thừa hưởng một thế giới an toàn hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn”, ông Ghebreyesus kết luận.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mới thành lập Ngày Quốc tế Pḥng chống Đại dịch (27/12) để thúc đẩy tầm quan trọng của công tác pḥng ngừa, chuẩn bị và hợp tác giải quyết dịch bệnh.
VietBF@ sưu tầm.