Giờ đây, các bệnh viện giờ không phải tranh đấu giành giật máy thở, những cỗ máy tinh vi giờ nằm lặng lẽ bởi không đủ người có tŕnh độ vận hành.
Số bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ đang tăng kỷ lục, tràn ngập khắp các cơ sở y tế. Song khác với đỉnh dịch hồi tháng 3 và tháng 4, nước này không đối mặt với t́nh trạng khan hiếm máy thở. Thiết bị tiên tiến dùng để hỗ trợ các ca nhiễm nCoV nặng nhất đă đầy đủ hơn nhiều so với 8 tháng trước. Khi ấy, New York, New Jersey và nhiều bang phải vật lộn điều phối, phân loại bệnh nhân được thở máy.
Hiện nay, các điểm nóng đối mặt với vấn đề khác: thừa máy thở, nhưng gần như không đủ bác sĩ đề điều trị các triệu chứng hô hấp, tim mạch và vận hành máy móc cho các bệnh nhân Covid-19. Sau mùa xuân, các công ty thiết bị y tế tăng cường sản xuất hơn 200.000 máy thở dùng trong các khoa hồi sức tích cực (ICU), 155.000 chiếc được chuyển đến Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia. Các bác sĩ cũng t́m ra phương pháp thay thế để cung cấp oxy cho người gặp khó khăn hô hấp.
Khi số ca mắc mới lên gần 200.000 mỗi ngày và bệnh viện bắt đầu quá tải, các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo nguồn cung máy thở dồi dào không phải yếu tố chính có thể cứu sống nhiều ca nặng.
"Chúng ta đang trên bờ vực thẳm. Máy thở là thiết bị đặc biệt phức tạp, đ̣i hỏi bác sĩ có chuyên môn vận hành và theo dơi liên tục nhiều tuần, thậm chí hàng tháng sau khi nối với bệnh nhân. Sự bùng nổ của dịch bệnh ở vùng nông thôn Idaho, Ohio, South Dakota và các bang khác đă khiến bệnh viện địa phương thiếu hụt chuyên gia. Họ phải gửi bệnh nhân lên tuyến trên, nhưng giường hồi sức tích cực đang gần kín chỗ", tiến sĩ Lewis Kaplan, Chủ tịch Hiệp hội Hồi sức Tích cực, cho biết.
Bác sĩ tại một bệnh viện ở Yonkers, Mỹ đang đặt nội khí quản cho bệnh nhân, tháng 4/2020. Ảnh: AP
Các chuyên gia y tế công cộng từ lâu đă cảnh báo về việc thiếu bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, vị trí này yêu cầu thời gian đào tạo y tế hai năm. Theo Hiệp hội Bệnh viện Mỹ, nước này có 37.400 bác sĩ cấp cứu, song gần một nửa bệnh viện vẫn thiếu nhân lực. Phần nhiều trong số đó thuộc vùng nông thôn, nơi Covid-19 đang hoành hành.
Tiến sĩ Eric Toner, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết: "Chúng tôi không thể sản xuất ra bác sĩ và y tá như cách người ta sản xuất máy thở. Bạn không thể dạy ai đó các tác vụ phù hợp để dùng máy cho một người mắc căn bệnh chưa từng gặp trước đây trong một sớm một chiều.
"Điều thực tế nhất mà chúng ta nên làm trước mắt là giảm gánh nặng cho các bệnh viện. Nghĩa là hăy đeo khẩu trang, tránh không gian đông đúc để ‘làm phẳng đường cong’ các ca nhiễm mới".
Bản tin của hiệp hội y tế tại các bang như Iowa, Oklahoma và North Dakota tràn ngập những lời kêu gọi tuyệt vọng về việc bổ sung bác sĩ. Hồi mùa xuân, khi thành phố New York và các bệnh viện vùng đông bắc Mỹ có động thái tương tự, chuyên gia từ miền nam và trung tây lập tức đổ xô đến. Song giờ đây khi các ca nhiễm đang gia tăng khắp toàn quốc, hầu hết các cơ sở y tế đều chịu cảnh thiếu hụt như nhau, lời kêu cứu không được hồi đáp.
Tiến sĩ Thomas E. Dobbs, quan chức y tế hàng đầu ở Mississippi, cho biết hơn một nửa trong số 1.048 máy thở của bang vẫn có thể sử dụng, song ông lo ngại việc thiếu nhân viên chăm sóc hơn. "Chúng tôi muốn đảm bảo người mắc Covid-19 trong ICU có điều kiện hồi phục tốt nhất. Họ cần nhân viên được đào tạo chuyên sâu, mà đội ngũ này không thể có được một cách chóng vánh", ông phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 24/11.
Tiến sĩ Matthew Trump, chuyên gia hồi sức tích cực tại UnityPoint Health ở Des Moines, nói rằng 21 bệnh viện ở chuỗi hệ thống y tế đều có máy thở. Tuy nhiên, việc nhận viện trợ nhân lực từ ngoài bang có thể khó thành hiện thực bởi nhiều bác sĩ đă bị ốm. Các giường ICU cũng đă đầy bệnh nhân.
"Mọi người ở đây đă kiệt sức từ vài tháng qua. Tôi thực sự lo lắng", ông nói.
Bác sĩ tại một bệnh viện ở McAllen, Texas, đang điều trị cho một bệnh nhân Covid-19, tháng 7/2020. Ảnh: AP
Máy thở sản xuất ồ ạt trong nước là điểm sáng hiếm hoi của đại dịch. Trước đó, t́nh h́nh căng thẳng hơn nhiều. Mỹ từng chịu cảnh thiếu đồ bảo hộ cá nhân, quy định thử nghiệm hỗn loạn, thông điệp lỏng lẻo của chính quyền Tổng thống Trump về khẩu trang và giăn cách xă hội.
Dù Nhà Trắng đă cố gắng chứng tỏ công sức trong vấn đề máy thở, giám đốc điều hành công ty thiết bị y tế cho biết việc tăng tốc sản xuất là phản ứng theo định hướng thị trường. Scott Whitaker, chủ tịch AdvaMed, hiệp hội thương mại đại diện cho nhiều nhà cung cấp, cho biết t́nh h́nh nghiêm trọng của đại dịch đă thúc đẩy "cuộc vận động mang tính lịch sử" trong ngành. "Chúng tôi tự tin rằng ḿnh ở vị thế tốt để huy động, đáp ứng nhu cầu", ông nói.
Quan chức y tế công cộng ở Minnesota, Mississippi, Utah và các bang khác có tỷ lệ nhiễm bệnh và nhập viện b́nh quân đầu người cao nhất. Họ cảm thấy thoải mái với số lượng máy thở hiện có và trong kho dự trữ. Ông Whitaker cho biết các công ty thành viên của AdvaMed từng sản xuất khoảng 700 máy thở một tuần trước đại dịch. Năng suất tăng lên 10.000 chiếc vào mùa hè vừa qua. Sự bùng nổ một phần nhờ vào mối quan hệ đối tác độc đáo, trước nay chưa từng có giữa công ty thiết bị y tế và các "gă khổng lồ" trong ngành ô tô như Ford và General Motors.
Bất chấp mức tăng đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng điều này chưa đủ để xử lư cuộc khủng hoảng hiện nay. Tiến sĩ Richard Branson, chuyên gia tại Đại học Y khoa Cincinnati, cho biết một nửa số thiết bị mới mua ở Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia không đủ hiện đại cho bệnh nhân Covid-19 bị suy hô hấp nặng.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đă thừa nhận những hạn chế này. Họ cho biết với trữ lượng lớn gấp 9 lần so với tháng 3, các thiết bị có thể sử dụng ngắn hạn khi nguồn cung thương mại không có sẵn.
Dự đoán số bệnh nhân cần dùng máy thở khó chính xác, bởi giả thuyết về cách Covid-19 ảnh hưởng đến chức năng hô hấp đă thay đổi nhiều.
Trong những ngày hỗn loạn cuối tháng 3, đầu tháng 4, các bác sĩ cấp cứu nhanh chóng đặt nội khí quản cho những bệnh nhân có nồng độ oxy thấp đến mức nguy hiểm. Sau đó họ phát hiện ra những cách khác để cải thiện t́nh h́nh, bao gồm để người bệnh nằm sấp, sử dụng oxy điều áp qua khoang mũi hoặc dùng máy BiPAP và CPAP - các thiết bị di động đưa oxy vào đường thở.
Ban đầu, nhiều người do dự khi sử dụng các biện pháp thay thế này. Họ sợ áp suất không khí cao sẽ làm virus phát tán, gây nguy hiểm cho nhân viên y tế. Tiến sĩ Greg Martin, trưởng bộ phận chăm sóc phổi tại Hệ thống Y tế Grady Health ở Atlanta, cho biết có thể giảm thiểu rủi ro thông qua mặt nạ pḥng độc và đồ bảo hộ cá nhân.
"Đă quen với công việc, có nhiều dữ liệu tốt, chúng tôi làm mọi thứ dễ dàng hơn 100 lần", ông nói.
Máy thở tại một bệnh viện ở Mỹ. Ảnh: AP
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân tăng lên đáng kể tại nhiều bệnh viện, phần v́ có thêm phương pháp điều trị như dexamethasone, loại thuốc steroid mà Tổng thống Donald Trump từng sử dụng. Tiến sĩ Nikhil Jagan, chuyên gia nghiên cứu sức khỏe tại CHI Health, hệ thống bệnh viện ở Iowa, Kansas và Nebraska, cho biết nhiều bệnh nhân Covid-19 đến pḥng cấp cứu với triệu chứng nhẹ hơn so với mùa xuân.
"Họ đă nhận thức nhiều hơn về căn bệnh. Hồi đầu khi nhập viện, họ rất ốm yếu, suy hô hấp đến mức phải đặt nội khí quản", ông kể lại.
Nhưng các phương pháp hứa hẹn và lượng kiến thức tích lũy chỉ có thể đi xa tới vậy. Chúng không đủ nếu ca mắc mới tiếp tục tăng. Đến nay, số người tử vong ở Mỹ đă vượt mốc 260.000, một lời nhắc nhở rằng vẫn c̣n nhiều bệnh nhân không qua khỏi.
Tiến sĩ Richard Branson khẳng định: "Máy thở rất quan trọng trong việc chăm sóc những người nguy kịch, nhưng chúng không cứu được họ. Chúng chỉ giữ họ sống sót khi y bác sĩ t́m cách điều trị, khắc phục triệu chứng. Hiện tại, chúng ta không đủ người để làm điều này".
Ông đề ra một cách để nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ: "Chẳng khó lắm đâu. Đeo khẩu trang vào".
VietBF sưu tầm