Tổng thống đắc cử Joe Biden quan trọng nhất là phải đưa Mỹ thoát khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập kỷ do Covid-19 và tạo việc làm cho hàng triệu người.
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden vừa đắc cử Tổng thống Mỹ sau cuộc đua nghẹt thở với Tổng thống Donald Trump. Biden bước vào chiến dịch tranh cử với khẩu hiệu "Tái xây dựng tốt hơn", hướng đến hy vọng hồi sinh nước Mỹ sau thảm họa kinh tế như cố tổng thống Dân chủ Franklin Roosevelt, đồng thời đưa đất nước chuyển ḿnh về cơ bản trong những thập kỷ tới.
Dù vậy, những thách thức kinh tế mà ông phải đối mặt sẽ là rất lớn. Mỹ vẫn đang t́m cách thoát cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập kỷ do đại dịch gây ra. Khủng hoảng đă làm bốc hơi thành quả tương đương hơn một năm GDP và hơn 5 năm tăng trưởng việc làm. Lực lượng lao động hiện có quy mô nhỏ hơn cả thời kỳ trước khi ông Trump nhậm chức.
Lực lượng lao động Mỹ đă giảm sút đáng kể trong năm nay.
Điểm sáng hiện tại là tiêu dùng hiện mạnh hơn đầu năm - khi đại dịch mới quét qua nước Mỹ. Tuy nhiên, chỉ số này mới đang hướng tới mức tháng 6/2019.
Giá nhà cũng đang trên đà tăng. Đây là điều tuyệt vời với các chủ nhà Mỹ, nhưng lại khiến người mua thêm khó khăn.
Hoạt động sản xuất đang hồi phục, nhưng t́nh h́nh việc làm ngành sản xuất đang tệ hơn so với cả nước.
Chỉ số sản xuất (PMI) của Mỹ đang dần hồi phục.
Trên hết, đại dịch vẫn đang lây lan mạnh trên cả nước Mỹ. Tuần trước, gần 6.000 người đă tử vong v́ Covid-19. Giới phân tích ngày càng lo ngại Mỹ có thể phải tái áp đặt lệnh phong tỏa như châu Âu để kiểm soát đại dịch.
Dù vậy, Jason Furman – cựu cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Barack Obama (người gần nhất lănh đạo nước Mỹ qua một cuộc khủng hoảng kinh tế) cho biết bất chấp các dấu hiệu nền kinh tế chững lại và đại dịch tái bùng phát, "gần như chắc chắn kinh tế sẽ tốt hơn trong năm 2021".
Tuy nhiên, cuối năm 2021 vẫn là một chặng đường rất dài, không chỉ về góc độ chính trị mà c̣n với những người thất nghiệp hoặc đang phải sống qua ngày nhờ trợ cấp. Các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 5,5% cuối năm tới – tệ hơn so với 4,7% khi Trump mới đắc cử. Tuy nhiên, con số này vẫn là sự cải thiện so với 7,9% hiện tại.
Ngoài mất việc làm và GDP đi xuống, Biden c̣n phải đối mặt với danh sách dài các thách thức khác, như bất b́nh đẳng ngày càng trầm trọng, nợ liên bang tăng và quan hệ thương mại quốc tế xấu đi.
Trước cuộc bầu cử, Trump thường xuyên được đánh giá cao hơn Biden về khả năng tạo ra việc làm và điều hành kinh tế, nếu không có đại dịch. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán lại thích kết quả hiện tại.
Điều này một phần do đảng Cộng ḥa nhiều khả năng vẫn kiểm soát Thượng viện, khiến Tổng thống đắc cử Joe Biden khó thông qua các thay đổi lớn. Lănh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell giữa tuần này cũng ra tín hiệu sẵn sàng thông qua gói cứu trợ mới trong phiên họp Quốc hội sau bầu cử.
Với nền kinh tế vẫn c̣n đang yếu kém của Mỹ, rất nhiều điều sẽ c̣n phụ thuộc vào thời điểm, quy mô và nội dung gói giải cứu này. Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ đă bế tắc trong việc đàm phán suốt vài tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống. James Knightley – kinh tế trưởng tại ING nhận định gói kích thích quy mô khiêm tốn đồng nghĩa "triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không mạnh như kỳ vọng".
Việc Biden đắc cử và Thượng viện vẫn do đảng Cộng ḥa kiểm soát là kịch bản không mấy khả quan với nền kinh tế năm 2021. Do đảng Cộng ḥa có thể vẫn phản đối gói kích thích quy mô lớn, Matthew Luzzetti – kinh tế trưởng tại Deutsche Bank nhận định.
Đây sẽ là tin xấu với hàng triệu người Mỹ có thu nhập thấp và trung b́nh đang thất nghiệp, không thể t́m được việc trong các ngành như du lịch, giải trí vẫn đang tê liệt v́ đại dịch. Nhưng dù sao, gói kích thích vẫn là sự hỗ trợ cần thiết cho người thất nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và các chính quyền bang trong việc duy tŕ nền kinh tế.
*VietBF@sưu tập