Căng thẳng giữa TQ và Đài Loan đă diễn ra từ rất lâu và nguy cơ chiến tranh đang ngày càng dần hiện hữu. Hiện Đài Loan có thể trụ được là nhờ Mỹ chống lưng nhưng 1 khi chiến tranh nổ ra th́ lại là chuyện khác. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Vào lúc 5h30 phút sáng ngày 22/9, người dân sống gần căn cứ không quân của Đài Loan đă bị đánh thức bởi tiếng động cơ của những chiếc máy bay chiến đấu.
T́nh h́nh eo biển căng thẳng
Theo tờ China Times (Đài Loan), không quân Đài Loan đă tổ chức cuộc diễn tập bay LianXiang không báo trước vào hôm 22/9. Tất cả các máy bay chiến đấu của Đài Loan đều cất cánh vào sáng sớm để mô phỏng phản ứng giao tranh và ngăn chặn các cuộc không kích của đối phương. Chủ yếu do chiến đấu cơ F-16 của căn cứ không quân Hoa Liên và Gia Nghĩa đóng vai quân địch giả tưởng, mô phỏng các đường bay mà máy bay của quân đội Trung Quốc (PLA) có thể không kích Đài Loan trong thời chiến.
Không chỉ đảo chính Đài Loan, mà ngay cả lực lượng pḥng vệ Đài Loan đóng tại Bành Hồ cũng điều bốn máy bay chiến đấu tiến hành tập trận đánh chặn vào sáng sớm cùng ngày. Sau khi bốn máy bay này hạ cánh lại có hai chiếc khác xuất kích.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, thời gian gần đây, đặc biệt hai ngày 18-19/9, máy bay quân sự của PLA các đă bay qua eo biển với tần suất và số lượng lớn, khoảng cách tiếp cận cũng bất thường, thậm chí khiến tàu hộ vệ lớp Cheng Kung ở cảng Cơ Long và tàu khu trục lớp Kidd cũng ra khơi, giống như cuộc diễn tập LianXiang.
China Times cho biết, gần đây máy bay quân sự của PLA đă cất cánh từ căn cứ ven biển phía đông nam, gần Đài Loan nhất và chỉ mất 5 phút để bay qua eo biển, 10 phút để tiến vào "không phận" lănh thổ đảo này. Trong khi đó, trong số các chiến đấu cơ chủ lực của Đài Loan th́ Ching Kuo là loại máy bay duy nhất có thể cất cánh khẩn cấp trong ṿng 5 phút.
Mỹ có thể làm được ǵ?
T́nh h́nh eo biển Đài Loan được đánh giá có dấu hiệu căng thẳng trong thời gian gần đây. Nhiều nguồn tin phương Tây tiết lộ rằng, Mỹ có kế hoạch bán nhiều hệ thống vũ khí lớn cho Đài Loan, trong đó có thủy lôi, tên lửa hành tŕnh hay máy bay không người lái. Trong khi đó, PLA tổ chức diễn tập thực chiến như một động thái đối phó với t́nh h́nh và bảo vệ lănh thổ khu vực này.
Theo Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), chuyên gia Đài Loan Từ Tông Mậu dự đoán rằng, " trên thực tế, nếu 50-100 máy bay của PLA bất ngờ cùng bay qua eo biển th́ quân đội Mỹ sẽ không thể làm được ǵ" mà chỉ có thể tạo ra chỗ dựa ảo tưởng cho Đài Loan.
Trong khi đó, vào ngày 22/9, khi nói về quan hệ hai bờ eo biển và an ninh của Đài Loan, cựu lănh đạo chính quyền Đài Loan Mă Anh Cửu nói rằng, bản thân ông không mong muốn chiến tranh nổ ra nhưng nếu xảy ra, cơ hội Mỹ hỗ trợ đảo này là rất thấp.Ông Mă nói, nếu chiến tranh xảy ra, người dân Mỹ hiện không sẵn sàng viện trợ cho Đài Loan, hơn nữa khoảng cách quá xa, tàu sân bay Mỹ ngày càng cũ, cùng với nỗ lực phát triển tên lửa chống hạm của Trung Quốc đại lục trong hơn 20 năm nên cơ hội Mỹ hỗ trợ Đài Loan sẽ rất thấp.
"Chiến tranh không chỉ là vấn đề đối với quân đội. Người dân đă sẵn sàng chưa? Đó không chỉ là một lời kêu gọi thông thường, để tránh chiến tranh, đây là điều mà các nhà lănh đạo phải làm", ông nhấn mạnh.
Ông này nói thêm rằng, trong các chính sách liên quan đến eo biển Đài Loan, "đảo này nên là cầu nối chứ không phải một con tốt, như vậy mới nhận được sự tôn trọng".
Được biết, khi giới truyền thông hỏi liệu hai bên eo biển có tồn tại nguy cơ hay không, ông Mă Anh Cửu nói rằng, đó là điều giới chức đảo này đang lo lắng. Ông nói: "Có lẽ các bên đều không muốn rơi vào t́nh trạng chiến tranh nhưng một khi súng nổ, tôi e rằng sẽ rất khó để đối phó".
|