Nguồn tiền khổng lồ từ thế giới và người dân Trung Quốc đă “chảy vào” tay chính quyền nước này trong suốt 3 thập kỷ qua, đương nhiên một phần khoản tiền đó cần được tái đầu tư và sinh lời. Điều đáng nói ở đây là, khác với các khoản đầu tư lành mạnh theo phương thức “đôi bên cùng có lợi”, tiền của Trung Quốc rót tới đâu, thế giới bị đầu độc tới đó…
Kể từ khi cải cách bắt đầu, chính quyền Trung Quốc đă đặc biệt chú ư đến các vấn đề xoay quanh tiền tệ và cách sử dụng ḍng tiền nội địa “vượt ra” biên giới theo cách có lợi nhất, thực thi “giấc mộng Trung Hoa”, trở thành bá chủ mới của thế giới.
Nhưng tiền của Trung Quốc rót tới đâu th́ không chỉ đi kèm theo việc ăn cắp công nghệ, xuất khẩu công nghệ bẩn, di cư lao động mà c̣n xuất khẩu luôn cả văn hóa tham nhũng, tha hóa chính quyền và quan chức địa phương, lũng đoạn các tổ chức quốc tế… Đó là lư do các khoản tín dụng của Trung Quốc cho các chính phủ, nền kinh tế nghèo đều không minh bạch, đều là bí mật quốc gia và các khoản nợ nhanh chóng đè nặng lên vai người dân các nước nghèo cho đến khi họ hoàn toàn sập bẫy nợ của Trung Quốc, buộc phải để mặc Trung Quốc vơ vét tài nguyên, sử dụng đất đai như một khoản “gán nợ”... Trong khi đó, các tổ chức quốc tế bị lũng đoạn đến mức lên tiếng ủng hộ Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc, rót tiền cho Trung Quốc để thực thi chiến lược “Giấc mộng Trung Hoa”, phủ bóng đen lên tương lai của thế giới…
1. Chủ nợ lớn nhất toàn cầu: giăng “bẫy nợ”, chiếm đoạt đất đai, tài nguyên
Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc đă chào mời những khoản cho vay hậu hĩnh, lăi suất thấp để xây dựng hạ tầng nhằm đổi lấy tài sản công, tài nguyên, quyền xâm nhập vào thị trường nội địa của các nền kinh tế kém phát triển hơn tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Các nền kinh tế kém phát triển đă bị hấp dẫn bởi viễn cảnh về các dự án hạ tầng cả dân sự lẫn quân sự, cầu cống, đường cao tốc, bến cảng… ; v́ thế đă “vui vẻ” đồng ư trở thành “chân rết” cho dự án “thao túng kinh tế, chính trị toàn cầu” của Bắc Kinh theo “con đường tơ lụa” này.
“Sáng kiến” này của chính quyền Trung Quốc có mục đích nhằm thông thương giữa châu Á, châu Âu và châu Phi, với hy vọng rằng BRI sẽ hiện thực hóa tham vọng lớn nhất của họ là mở rộng tầm ảnh hưởng thương mại và chính trị trên khắp các châu lục này. Một số dự án cụ thể của BRI như là: xây dựng thủy điện 2.600 MW ở Nigeria, 3 tỷ USD cho thiết bị viễn thông tới Ethiopia, Sudan và Ghana, và hàng tỷ USD cho các dự án đường sắt chính ở Nigeria, Gabon và Mauritania, theo CSIS. Không có con số chính thức nào về tổng đầu tư của Trung Quốc đă rót vào châu Phi, nhưng một ước tính gần đây từ Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc (CARI) tại Đại học Johns Hopkins nhận định rằng tổng số khoản vay ưu đăi theo BRI là vào khoảng 5 tỷ USD mỗi năm.Báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết, BRI đă “tung ra” hơn 730 tỷ USD vào các dự án đầu tư và xây dựng ở nước ngoài tại hơn 112 quốc gia. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đă tuyên bố vào tháng 4/2019 rằng họ đă cung cấp hơn 149 tỷ USD cho các khoản vay của hơn 1.800 dự án BRI, trong khi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho biết vào tháng 3/2019 rằng họ đă cung cấp tài chính vượt quá 190 tỷ USD cho hơn 600 dự án BRI kể từ năm 2013. Theo một nghiên cứu từ Viện Kiel của Đức, Trung Quốc đă trở thành chủ nợ song phương lớn nhất thế giới, với các dự án BRI được cấp tiền từ các ngân hàng chính sách quốc doanh và quỹ chuyên gia của Trung Quốc, và tài sản thế chấp thường là các tài sản công.
Tuy nhiên, tham vọng “ngoại giao bẫy nợ” thông qua BRI đă lộ rơ. Oxford Business Group đưa tin rằng, khi Sri Lanka vỡ nợ 1,3 tỷ USD v́ nợ dự án BRI vào tháng 12/2017, nước này đă nhượng lại hơn 70% cảng Hambantota chiến lược của ḿnh trên Ấn Độ Dương cho một công ty quốc doanh Trung Quốc dưới h́nh thức cho thuê 99 năm. Điều tương tự diễn ra với Djibouti. Quốc gia này nằm ở lối vào Biển Đỏ, mang nhiều lợi ích quốc pḥng, với gần 10% xuất khẩu dầu trên thế giới và 20% tất cả các hàng hóa thương mại điều hướng qua Kênh đào Suez, đi qua Djibouti. Bà Bon Glick - phó quản trị viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cho biết: “Djibouti không trả được nợ, và Trung Quốc kiểm soát các hoạt động tại cảng ở Djibouti… Đây là cách mà Trung Quốc đă vạch ra khi hướng ra toàn cầu, nhắm vào các cảng có giá trị nhất trước tiên và tiếp cận các quốc gia sở hữu các cảng này”.
Đây cũng là cách Trung Quốc áp dụng tại Mông Cổ, khi xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường xá, đường sắt,... nhằm giúp cho việc vận chuyển những mỏ than và sắt của quốc gia này về Trung Quốc dễ dàng hơn. Các chuyên gia tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) nhận thấy rằng 15 trong số 68 quốc gia có dự án BRI phải đối mặt với nguy cơ khốn đốn về các khoản nợ lớn - về cơ bản là vỡ nợ hoặc không có khả năng để trả lại những ǵ họ nợ - trong đó có 8 nước khác đang có nguy cơ rất cao.
Mặt khác, một số quốc gia cũng “dính phải” BRI “công nghệ”, khi tiền Trung Quốc đă có mặt với số lượng lớn ở một số quốc gia, trong vốn chủ sở hữu chiến lược và nợ, ở các lĩnh vực lớn, vừa và khởi nghiệp. Một quốc gia có thể chọn việc “đứng ngoài” các sáng kiến địa chính trị do Trung Quốc lănh đạo như BRI, nhưng các doanh nghiệp kinh tế dẫn đầu lại đang ”chịu nhận” mức đầu tư lớn từ các quỹ của Trung Quốc. Chẳng hạn như Ấn Độ đang phải “bất đắc dĩ” tham dự vào BRI “công nghệ”, với các doanh nghiệp lớn về công nghệ trong thanh toán (PayTM), di động (Ola) và thương mại điện tử… của nước này có vốn đầu tư lớn của Trung Quốc. Một báo cáo gần đây của chính phủ Ấn Độ cho thấy rằng Ấn Độ có một sự “tiếp cận toàn diện” đối với tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này, theo economictimes.
Chỉ trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đă trở thành một nhà cho vay lớn nhất toàn cầu. Hầu như tất cả các khoản cho vay này đều đến từ chính phủ và các tổ chức do nhà nước Trung Quốc kiểm soát. Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu và minh bạch thông tin, các khoản vay của Trung Quốc đă tạo ra một vấn đề về “nợ ẩn giấu” - có nghĩa là các quốc gia con nợ và các tổ chức quốc tế cũng không thể “phác họa” nên một bức tranh hoàn chỉnh về việc các quốc gia trên thế giới nợ Trung Quốc bao nhiêu và trong điều kiện nào.
Tổng cộng, ước tính nhà nước Trung Quốc và các công ty con đă cho vay khoảng 1,5 ngh́n tỷ USD cho vay trực tiếp và tín dụng thương mại cho hơn 150 quốc gia trên toàn cầu, trong đó “các khoản nợ ẩn giấu” mà các quốc gia đang phát triển nợ Trung Quốc có tổng trị giá khoảng 380 tỷ USD. Điều này đă biến Trung Quốc trở thành chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới - vượt qua cả tổng nghĩa vụ nợ (của các quốc gia này) đối với Câu lạc bộ Paris (một nhóm gồm 19 quốc gia chủ nợ giàu có), thậm chí c̣n nhiều hơn tổng nợ với Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), theo Harvard Business Review.