Mỹ "giật ḿnh" trước viễn cảnh Iran mua hàng chục tiêm kích Su-30SM và J-10 tối tân. Vừa qua Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ - ông Mike Pompeo đă đăng một ḍng tweet rằng Washington muốn gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran. Mục đích để ngăn họ mua máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga và Trung Quốc.
Theo ông Pompeo, lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran kết thúc vào tháng 10 và điều này sẽ mở đường để Tehran có được các máy bay chiến đấu như Su-30 của Nga và J-10 của Trung Quốc.
"Nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran hết hạn vào tháng 10 tới đây, Tehran sẽ có khả năng mua được chiến đấu cơ thế hệ mới bao gồm Su-30 và J-10".
"Với những chiếc tiêm kích cực kỳ nguy hiểm này, châu Âu và châu Á sẽ nằm trong tầm hoạt động của không quân Iran. Mỹ chắc chắn không bao giờ để điều này xảy ra", ông Pompeo nói rơ.
Hiện nay không quân Iran đang có nhu cầu cấp thiết thay thế phi đội chiến đấu cơ đă hoạt động trên 30 năm của họ bằng những chủng loại mới tiên tiến hơn để đáp ứng yêu cầu chiến tranh công nghệ cao.
Đa phần tiêm kích của Iran là loại do Mỹ chế tạo, bao gồm F-4E Phantom II, F-5E Tiger II và F-14 Tomcat, ngoài việc lạc hậu th́ Tehran c̣n rất lo ngại viễn cảnh bị Mỹ "bắt bài".
Trong năm 2015, khi lệnh cấm vận vũ khí tạm thời được nới lỏng th́ Iran đă có các cuộc tiếp xúc với Nga với mong muốn mua 30 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-30SM.
Lư do khiến Iran đặt niềm tin vào chiếc tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30SM của Nga là do Tehran nhận thấy ḍng chiến đấu cơ này đảm nhiệm tốt cả vai tṛ không chiến lẫn tấn công mặt đất - mặt biển.
Nhờ radar mảng pha quét thụ động N011M BARS có tầm trinh sát tối đa 400 km, phát hiện mục tiêu là tàu chiến cỡ lớn từ 250 km, Su-30SM sẽ giúp Iran chủ động hơn khi đối phó với kẻ địch.
Ngoài ra động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP được đặt lệch tạo trạng thái "giả 3D" cùng cặp cánh mũi giúp Su-30SM chiếm cả ưu thế trong không chiến quần ṿng cự ly gần.
Trong khi đó, J-10 của Trung Quốc được xem là chiếc tiêm kích hạng nhẹ hàng đầu thế giới hiện nay, việc Iran t́m tới J-10 có nguyên nhân chính là do Nga hiện chỉ tập trung sản xuất tiêm kích hạng nặng.
Ngoài Nga th́ Trung Quốc cũng là một đối tác quân sự quan trọng của Iran, Tehran rất hy vọng rằng biên đội J-10 sẽ phối hợp tốt với Su-30SM giúp họ kiểm soát tốt vùng trời và vùng biển.
So sánh với F-16 Fighting Falcon hay JAS 39 Gripen th́ J-10 của Trung Quốc được đánh giá có tính năng kỹ chiến thuật chẳng hề thua kém, chưa kể giá thành c̣n ở mức dễ chịu hơn.
Phiên bản nâng cấp J-10C c̣n được tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động tối tân, đi kèm động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều, khiến năng lực tác chiến của nó không thua ǵ Su-30SM.
Rơ ràng sức mạnh của không quân Iran sẽ tăng vọt nếu họ sở hữu dàn tiêm kích hiện đại này, điều đó sẽ làm Mỹ phải rất vất vả nếu nổ ra chiến tranh, do vậy chẳng có ǵ khó hiểu khi ông Pompeo tuyên bố sẽ ngăn chặn điều này xảy ra bằng mọi cách.
VietBF@ sưu tầm.