THIẾU LƯƠNG THIỆN trong nh́n nhận tên nước "VIỆT NAM"!
&1&
Nhằm hất đổ vai tṛ của vua Gia Long trong việc đặt quốc danh (tên quốc gia), có mấy người mệnh danh là nhà nghiên cứu sử nhấn mạnh: "Hai chữ VIỆT NAM là do nhà Thanh bên Trung quốc ban cho". Lại thêm một nhà sư b́nh luận: "Việt Nam là tên do người Tàu đặt, không phải Gia Long".
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1603078&d=1592655329)
Mỉa mai thay, trong khi t́m cách phủ nhận vai tṛ của vua Gia Long, họ đang tự bày ra căn bịnh "Hán hóa" đă ăn sâu vô năo. Hai chữ VIỆT NAM mà chúng ta yêu quư, theo sự chỉ bảo của những chuyên gia "Hán hóa" là hăy nhớ do TQ "ban cho", vậy nên... phải nhớ ơn TQ nhứt hạng chớ c̣n ǵ nữa!
Tôi không khỏi nhớ đến video ghi lại buổi thuyết pháp của một nhà sư nói rằng: "Lư Thường Kiệt đem quân đánh Tống là hỗn, v́ VN là em, Trung quốc là anh".
Tôi đâm lo. Đâu phải người dân ḿnh ai cũng hiểu sử, nghe mấy vị xuống tóc này kia thuyết pháp, rồi những kẻ khốn nạn manh danh giới nghiên cứu sử kiểu "Hán hóa", đất nước này sẽ trôi về đâu?
Thành thử tôi viết bài này, những mong được chia sẻ cho nhiều người cùng đọc để cùng nhau giải trừ ngộ nhận.
&2&
Hiểu về cái sự "ban cho" quốc danh cách nào cho đúng?
Quí bạn có biết, vào đời vua Lư Nhân Tông (đời vua thứ tư của nhà Lư), nhà Tống bên Tàu vẫn c̣n gọi nước ta là ... Giao Chỉ quận (nghe mắc dịch không!), và ban cho vua Lư Nhân Tông chức "Giao Chỉ quận vương" - bất chấp trước đó, vào năm 1054 vua Lư Thánh Tông (đời vua thứ ba) đă đặt quốc danh nước ta là "Đại Việt".
Măi đến năm 1164 nhà Tống bên Tàu ban cho cái lệnh đổi tên "Giao Chỉ" thành "An Nam" 安 南 , nâng cấp từ "quận" thành "quốc", và ban cho vua Lư Anh Tông (đời vua thứ sáu của nhà Lư) làm "An Nam quốc vương". Từ đó trở đi, Tàu gọi nước ta là "An Nam" bất chấp nước ta tự gọi là "Đại Việt"!
Cái tên gọi "An Nam" đầy sự trịch thượng của Tàu đă đeo đẳng cho hết đời nhà Lư, qua nhà Trần, rồi nhà Hậu Lê của nước ta. Và nước Tàu chỉ chấm dứt cái tên gọi "An Nam" ba trợn sau khi Hoàng đế Gia Long sai sứ sang đàm phán, đấu trí mấy phen!
&3&
Bên cạnh cái sự "ban cho" tên nước, phong vương, nước Tàu c̣n đ̣i nước ta triều cống sản vật.
Triều cống, ban cho tên nước, xin phong vương... có làm nước ta mất độc lập hay không? Hoàn toàn KHÔNG!
Bởi v́ tính chất độc lập thể hiện ít nhứt ở hai điều hệ trọng:
a/ Tàu không có quyền nhúng tay vô sắp xếp nhân sự đầu năo triều đ́nh nước ta (chú ư: nếu Tàu nhúng tay sắp xếp nhân sự, "độc lập" chỉ c̣n là cái vỏ h́nh thức không hơn không kém!);
Nước ta thời xưa chỉ có mỗi việc "xin phong vương" làm màu, cho đúng lễ tắc nước nhỏ với nước lớn, đúng phép ngoại giao ḥa hiếu mà thôi.
b/ Ḥa hiếu, đúng vậy, nhưng hễ Tàu giở ṃi cất quân xâm lược là đập lại ngay lập tức, đập không c̣n manh giáp.
Trong khoảng gần ngàn năm tự chủ (kể từ đời Ngô Quyền trở đi), mỗi lần Tàu kéo binh qua nước ta, hùng hổ ban đầu nhưng sau đó bỏ chạy mất dép (tiền nhân chúng ta đánh thắng hết Tống tới Nguyên rồi Thanh, chỉ có quăng thời gian nước ta bị MINH tặc cai trị th́ mất tiêu nền độc lập trong ṿng 20 năm 1407-1427).
&4&
Tôi lấy làm lạ, lẽ nào một số người mệnh danh nhà nghiên cứu sử mà họ không biết ǵ ráo về cái vụ nước Tàu "ban cho" chỉ là lễ thức ngoại giao hay sao?
Ngay dưới thời Lư, Trần hiển hách chiến công đánh giặc phương Bắc tới cỡ đó, nhưng nước ta cũng vẫn xài cái mửng sai sứ qua Tàu để xin "ban cho".
Chuyện nhà Thanh "ban cho", cũng vậy, chỉ là lễ thức ngoại giao cho có.
Vậy, mắc giống ǵ lấy cái thủ tục "ban cho" của nhà Thanh để khỏa lấp vai tṛ của Hoàng đế Gia Long trong việc đặt ra quốc danh VIỆT NAM?
Những kẻ nhấn mạnh vào thủ tục nhà Thanh "ban quốc danh", đă và đang cho thấy họ thiếu lương thiện trong tri thức không hơn không kém!
Không lẽ họ muốn đội lên đầu vĩnh viễn hai chữ "An Nam" mà người Tàu suốt nhiều thế kỷ trước đây gọi nước ta?
&5&
Xin mọi người chú ư: ngay trong thủ tục "ban quốc danh" của nhà Thanh, lại minh chứng THẮNG LỢI cho nhà Nguyễn!
Thứ nhứt, nhà Nguyễn không chấp nhận cái tṛ ầu ơ ví dầu của Tàu kéo dài hàng bao nhiêu thế kỷ gọi nước ta là 安 南 "An Nam". Hoàng đế Gia Long sai sứ qua Tàu đàm phán bỏ tên gọi "An Nam" đó đi.
Thứ hai, sứ nhà Nguyễn đưa quốc danh mới của nước ta là "Nam Việt" 南 越. Nhưng nhà Thanh e ngại quốc danh này nhắc nhớ tới nước Nam Việt vào thời Triệu Đà mà lănh thổ nước Việt bao trùm luôn Quảng Tây, Quảng Đông.
Nhà Thanh muốn ép dùng lại tên gọi "An Nam". Bấy giờ vua Gia Long đă đánh tiếng nếu dùng dằng th́ sẽ chấm dứt việc "xin phong vương" luôn. LẦN ĐẦU TIÊN trong suốt ngàn năm, nước Tàu buộc phải chấm dứt không c̣n gọi "An Nam" (mà chỉ yêu cầu đảo quốc danh "Nam Việt" thành "Việt Nam")!
Nhà Thanh sau đó được rửa mặt bằng thủ tục gọi là "ban cho quốc danh", theo đúng lễ thức ngoại giao bao đời trước kia giữa nước Tàu với nước ta.
Bất luận "Nam Việt" hay "Việt Nam" th́ đây cũng là thắng lợi ngoại giao của sứ giả nhà Nguyễn - bởi, nên nhớ, Tàu muôn đời họ quen thói trịch thượng, chỉ ưng gọi nước ta bằng cái tên "An Nam" mà thôi!
"Nam Việt", hoặc VIỆT NAM 越 南, thảy đều nằm trong mục tiêu của Hoàng đế Gia Long đặt quốc danh mới cho nước ta. Trong "Quốc sử quán nhà Nguyễn" đă giải thích: VIỆT NAM là quốc danh thích hợp với ư nghĩa đây là sự hợp nhứt lănh thổ giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài.