Việc tầng ozone có lỗ hổng nay đã không còn xảy ra đúng lúc dịch covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến ai cũng cho rằng đó là nguyên nhân. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia 2 việc này không liên quan tới nhau. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Xoáy cực yếu đi giúp lượng ozone tăng lên, làm liền lỗ hổng ozone bất thường xuất hiện cách đây vài tuần.Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS) thông báo lỗ hổng ozone lớn kỷ lục tại Bắc Cực xuất hiện cuối tháng 3 đã khép lại, CNN hôm 28/4 đưa tin. Lỗ hổng này hình thành do xoáy cực mạnh khiến lượng ozone giảm nghiêm trọng, không phải do hoạt động của con người. Sự biến mất của nó cũng không phải nhờ Covid-19 lan rộng khiến ô nhiễm giảm.
"Nhiều khả năng Covid-19 và các lệnh phong tỏa không liên quan đến chuyện này. Lỗ hổng hình thành do một xoáy cực kéo dài và mạnh bất thường, không liên quan đến sự thay đổi chất lượng không khí", nhóm nghiên cứu giải thích. Họ cũng cho biết, xoáy cực không tan đi hoàn toàn và sẽ tái tạo trong vài ngày tới, nhưng lượng ozone sẽ không trở về mức quá thấp như đầu tháng 4.
Xoáy cực là vùng không khí lạnh với áp suất thấp bao quanh hai cực Trái Đất, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS). Xoáy cực luôn tồn tại, nhưng thường yếu đi trong mùa hè và mạnh lên vào mùa đông. Xoáy cực ở Bắc Cực yếu hơn phía nam do sự hiện diện của đất liền và các dãy núi gần đó.
Tầng ozone nằm ở độ cao 14-36 km, bảo vệ con người khỏi bức xạ cực tím. Khác với Bắc Cực, lỗ hổng ở Nam Cực thường xuất hiện do các hóa chất như clo và brom bay lên tầng bình lưu. Lỗ hổng tầng ozone hình thành ở Nam Cực mỗi năm, liên tục trong ít nhất 35 năm qua. Tuy nhiên, điều đáng mừng là lỗ hổng năm ngoái có kích thước nhỏ nhất từng ghi nhận.