4 tháng sau khi ca nhiễm nCoV đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc, và Bắc Kinh đă tuyên bố ngăn chặn được dịch Covid-19 nhưng Bắc Kinh vẫn được đặt trong t́nh trạng cảnh giác cao độ.
Người dân vẫn được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt cách ly và các biện pháp cách biệt cộng đồng. Dù chính quyền thành phố kêu gọi doanh nghiệp và các tổ chức khác nối lại hoạt động b́nh thường nhanh nhất có thể nhằm ngăn chặn đà lao dốc của nền kinh tế, những biện pháp kiểm dịch chặt chẽ khiến mục tiêu này trở nên vô cùng khó khăn.
Nhân viên tại một nhà hàng ở Bắc Kinh giải trí nhân lúc vắng khách ngày 8/4. Ảnh: Reuters.
Nhiều địa điểm công cộng như viện bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim, rạp hát vẫn đóng cửa. Hầu hết các siêu thị và trung tâm thương mại đă hoạt động trở lại nhưng để vào bên trong, khách hàng phải kiểm tra thân nhiệt. Tương tự, nhà hàng và quán cà phê phải sắp xếp lại bàn ghế nhằm đảm bảo họ không tiếp quá nhiều khách cùng lúc.
Đến ngày 18/4, Bắc Kinh vẫn xác định Triều Dương, quận có diện tích 470 km2 và dân số 3,6 triệu người, là "vùng nguy cơ cao" Covid-19 duy nhất ở thủ đô, chủ yếu v́ các trường hợp nhiễm nCoV "nhập ngoại".
Ngoài Sân bay Quốc tế Thủ đô, Triều Dương c̣n là nơi đặt những ṭa nhà văn pḥng đắt giá nhất Trung Quốc, đại sứ quán và một số trung tâm mua sắm nổi tiếng.
Chen Xi, một nhân viên ngân hàng đầu tư ở Triều Dương, chia sẻ anh bất ngờ trước mức độ nghiêm ngặt của các quy định phong tỏa ở Bắc Kinh sau khi trở về từ chuyến công tác tỉnh An Huy hồi đầu tháng.
Chuyến công tác này liên quan tới cơ hội niêm yết một công ty triệu đô trên thị trường chứng khoán nên rất đáng đi, nhưng Chen cho biết anh đă phải trả cái giá quá cao.
"Hành tŕnh tới An Huy khá êm đẹp nhưng lúc trở về, tôi bị sốc bởi những biện pháp giám sát nghiêm ngặt đến mức khó tin trong thời gian tôi cách ly 14 ngày bắt buộc", anh nói.
V́ sống một ḿnh, Chen được tự cách ly tại căn hộ riêng. Tuy nhiên, ủy ban giám sát khu phố đă lắp một hệ thống video an ninh tại nhà anh. Chúng sẽ báo động nếu phát hiện bất kỳ ai muốn vào hoặc rời khỏi căn hộ.
"Tôi bị theo dơi rất chặt, tôi có cảm giác ḿnh giống như tù nhân vậy", anh nói. "Tôi biết kiểm soát dịch bệnh quan trọng nhưng việc sử dụng các biện pháp như vậy dường như đă đi quá xa".
Ngoài các biện pháp cách ly áp dụng với người dân, Trung Quốc c̣n cấm phần lớn các chuyến bay quốc tế nhằm ngăn đợt sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát, đồng thời cấm hầu hết người nước ngoài nhập cảnh, bao gồm cả người có thị thực và giấy phép cư trú.
Các biện pháp kiểm soát dường như đă phát huy tác dụng khi số ca nhiễm mới của Trung Quốc những tuần gần đây liên tục giảm. Hôm nay, Trung Quốc chỉ báo cáo 10 ca nhiễm mới, trong đó có 6 ca "nhập ngoại", nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 82.798 và không ghi nhận ca tử vong nào.
Ngày 3/4, trước thông tin về việc xuất hiện ca lây nhiễm tại các đại sứ quán nước ngoài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă khuyến cáo tất cả phái đoàn ngoại giao ở Bắc Kinh ngừng luân chuyển nhân sự tới ngày 15/5, đồng thời yêu cầu những nhà ngoại giao đang ở bên ngoài thành phố không quay trở lại trước thời điểm trên.
"Nếu cuộc sống b́nh thường trước kia đạt 10 điểm th́ nay chỉ 6 điểm là cao nhất", một nhà ngoại giao nước ngoài giấu tên ở Bắc Kinh nói. "Những ngày này, bạn gần như không thể di chuyển, gặp mặt người khác hay tṛ chuyện trực tiếp quá lâu. Tôi đến văn pḥng mỗi ngày nhưng chẳng được làm ǵ nhiều. Tôi thấy buồn chán, mệt mỏi và vô dụng".
Dù người nước ngoài là mục tiêu dễ bị đổ lỗi cho việc lây lan virus ở Trung Quốc, nhà ngoại giao này cho hay ông không bị người Bắc Kinh phân biệt đối xử. Tuy nhiên, với những biện pháp kiểm soát đang được thực hiện, tương tác thông thường giữa ông với mọi người xung quanh cũng bị hạn chế tối đa.
"Hầu như mọi địa điểm công cộng đều phát đi những dấu hiệu không chào đón, v́ thế tôi thường chỉ đi bộ ở công viên vào cuối tuần", ông nói. "Không quá tệ, nhưng tôi thấy ḿnh như một người đă về hưu vậy".
Wang Zhen, chủ sở hữu một cửa hàng in ấn ở Bắc Kinh, là một trong số ít những nhà kinh doanh được hưởng lợi từ các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Với việc trường học vẫn đóng cửa, giáo viên phải dạy trực tuyến, nhu cầu in ấn tài liệu tăng vọt. Dù công việc làm ăn thuận lợi, Wang cho biết v́ chồng cô ra ngoài làm cả ngày, việc vừa phải trông coi cửa hàng vừa chăm sóc cậu con trai 10 tuổi khiến cô kiệt sức.
Người dân Bắc Kinh giữ khoảng cách theo khuyến cáo cách biệt cộng đồng của chính phủ. Ảnh: AP.
"Tôi quá bận rộn. Sáng nay, tôi phải làm các thủ tục giấy tờ liên quan đến thẻ ra vào khu dân cư mới và thẻ căn cước", Wang nói. "Sau đó, tôi đi chợ mua đồ cho bữa tối. Khi tôi trở về, hàng chục khách hàng đang chờ. Vừa tiếp khách, tôi lại vừa phải giúp con trai làm bài tập".
Trong lúc Wang nói chuyện với phóng viên, con trai cô chăm chú chơi điện tử trên điện thoại.
"Con không biết làm những bài toán này, mẹ ơi", cậu bé nói. Con sẽ chơi điện tử trước. Bao giờ mẹ có thời gian th́ bảo con nhé".
"Tôi hy vọng trường học sẽ sớm mở lại, nếu không, tôi sẽ kiệt quệ mất", Wang thở dài nói.
Dù trường học đă bắt đầu mở cửa ở một số thành phố của Trung Quốc, giới chức Bắc Kinh thông báo hồi đầu tháng rằng hiện tại, h́nh thức học tập tại nhà vẫn được giữ nguyên.
Hôm 21/4, 69 bệnh nhân nhiễm nCoV được điều trị tại các bệnh viện ở Bắc Kinh, ít hơn so với nhiều nơi khác trên cả nước như Thượng Hải, Nội Mông hay tỉnh Hắc Long Giang, Hồ Bắc, Quảng Đông.
"Tôi không hiểu v́ sao Bắc Kinh lại phải bảo vệ chặt chẽ đến vậy", Wang thắc mắc. "Chắc là tại tất cả các quan chức hàng đầu đều ở đây?".
VietBF@sưu tập