Vợ chồng Jennifer Phạm muốn sinh thêm con. Sau khi có bé thứ tư, vợ chồng Jennifer Phạm vẫn muốn sinh một người con nữa nhưng phải chờ thêm vài năm mới tính tiếp.
- Nhiều người bị trầm cảm sau sinh, c̣n chị thế nào khi có bé thứ tư?
- Phụ nữ sau sinh thường rất dễ rơi vào trầm cảm v́ sự thay đổi lớn của nồng độ hormone trong cơ thể, cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và thiếu ngủ v́ chưa hồi phục sức khoẻ cũng như thường xuyên thức đêm để chăm con. Giai đoạn ở cữ, các chị em rất cần có sự san sẻ và quan tâm, đặc biệt là từ ông xă. Tôi thấy ḿnh may mắn v́ luôn có ông xă và hai mẹ ở bên trong thời gian ở cữ, chăm con. Chồng luôn sẵn sàng dành thời gian dỗ dành bé và hỗ trợ trong mọi công việc nên tôi cũng bớt áp lực, lại có thêm thời gian để ngủ mỗi ngày. Tinh thần thoải mái, không áp lực và có đủ thời gian nghỉ ngơi nên tôi chưa từng rơi vào t́nh trạng bị trầm cảm.
- Ngoài việc chăm con, ông xă quan tâm chị như thế nào?
- Ông xă tôi được cái là rất tâm lư nên luôn tạo cho vợ tinh thần thoải mái cả trong quá tŕnh mang thai và sau sinh. Anh dành nhiều thời gian đưa tôi và các bé đi du lịch đây đó. Những lúc tôi mệt mỏi, anh sẽ mát-xa và động viên tinh thần để giúp vợ có cảm giác thoải mái hơn. Bên cạnh đó, anh c̣n giúp đỡ việc nhà và quan tâm tôi từ những điều nhỏ nhất. Khi chuyển dạ, tôi luôn có chồng ở bên. Nhờ có chồng bên cạnh, tôi như có thêm động lực để vượt qua những cơn đau dễ dàng hơn. Anh chứng kiến mọi vất vả, đau đớn của vợ nên càng cảm thông và thương vợ nhiều hơn. Ông xă cũng chính là người cắt rốn cho Na, Nu, Nấm và đưa các bé chính thức bước vào cuộc sống của hai vợ chồng.
- Chị được mẹ chồng chăm sóc như thế nào trong thời gian ở cữ?
- Mẹ sống ở Sài G̣n nhưng đă sắp xếp ra Hà Nội từ trước ngày tôi dự sinh em Nấm và ở lại hơn một tháng để chăm con dâu trong thời gian ở cữ. Đây là lần đầu tiên mẹ chăm sóc bà đẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, mẹ rất chịu khó lên mạng để t́m hiểu các kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời hăng hái hỏi han nhiều người quen để học hỏi kinh nghiệm. Mỗi khi biết được cái ǵ mới, bà đều chia sẻ và làm nhiều món ngon cho con dâu bồi bổ. Sau hơn một tháng chăm con dâu, bà biết mọi thứ từ việc bà đẻ nên ăn ǵ, kiêng ǵ... Tôi nghĩ rằng mẹ chồng ḿnh giờ đă trở thành người có rất nhiều kinh nghiệm rồi.
- Chị từng chia sẻ, ông xă muốn sinh nhiều con và thích có cả một đội bóng. Kế hoạch của anh chị như thế nào sau khi bé Nấm chào đời?
- Ông xă tôi thích trẻ con lắm, có thể chơi với chúng cả ngày. Nhưng có lẽ tôi không thể sinh cả một đội bóng đâu, cùng lắm chỉ thêm một bé nữa thôi (cười).
Cả tôi và ông xă đều thích có thêm con nhưng chắc chưa thể tiến hành ngay được. Sinh th́ dễ nhưng làm sao nuôi dạy, chăm lo đầy đủ cho các con mới là việc cần phải cân đối. Có lẽ chúng tôi sẽ chờ thêm một, hai năm nữa mới tính được. Con cái là lộc trời cho nên khi nào sẵn sàng, chúng tôi sẽ để thuận theo tự nhiên.
- Từ khi các con nghỉ học để tránh lây Covid-19, mỗi ngày của chị thường diễn ra như thế nào?
- Tôi không có lịch cố định cho từng ngày. Khi nào chồng chăm bé nhỏ th́ ḿnh sẽ chơi với các bé lớn hoặc ngược lại. Con ở nhà cả ngày nên hai vợ chồng thấy vất nhất là việc phải nghĩ ra những tṛ chơi khác nhau để các cháu không cảm thấy nhàm chán hoặc quá lệ thuộc vào công nghệ, tivi.
Bạn Nu hiếu động nhất, nếu cứ phải ở nhà suốt ngày mà không có ǵ làm th́ chân tay bạn ấy sẽ cuồng lên, thấy rấm rứt. V́ vậy, anh Hải phụ trách những tṛ chơi ‘thể lực' hơn như vật lộn, tập thể dục... để con xả năng lượng. Trong khi đó, Nam và Na thích những thứ nhẹ nhàng. Chúng tôi thường phân chia hoạt động theo sở thích của từng bé qua mỗi ngày để tất cả không cảm thấy nhàm chán. Đôi lúc, các con tự chơi với nhau hoặc chơi với em Nấm. Các bé nhà tôi được cái là rất thích chơi với nhau.
- Chị vật lộn như thế nào với bốn đứa con trong thời gian này?
- Nam và Na lớn rồi nên tôi không mất nhiều thời gian chăm sóc mà chỉ chơi cùng hoặc tṛ chuyện với các bé mà thôi. Riêng với Nu, tôi phải quan tâm, chia sẻ nhiều hơn v́ con c̣n nhỏ và chưa quen với việc có em.
Bé Na thích nấu ăn nên hai mẹ con hay cùng nhau vào bếp, làm việc nhà. Tôi cũng bày ra nhiều món bánh như bánh trôi, bánh gối... và bé rất khoái. Trong lúc hai mẹ con nấu nướng th́ Nu lăng xăng, thỉnh thoảng chạy lại quậy phá một chút, hỏi han cái này cái kia. Đó cũng là những điều hay ho để các bé biết thêm những thứ mới mẻ.
Tôi nghĩ mọi việc đều có cách nh́n tích cực và tiêu cực. Đúng là khi các cháu đi học, tôi sẽ có nhiều thời gian làm việc khác thay v́ suốt ngày quanh quẩn với các con. Tuy nhiên, nghĩ tích cực th́ đây cũng là cơ hội để gia đ́nh được gần nhau hơn sau nhiều ngày tháng bận bịu với guồng quay công việc. Tôi coi đây như dịp Tết kéo dài để cả nhà quây quần.
- Nam, Na và Nu thích ứng thế nào với việc gia đ́nh chị có thêm thành viên mới là em Nấm?
- Nam và Na đều đă quen với việc có em nhưng Nu th́ hoàn toàn ngược lại. Khi tôi mới sinh bé Nấm, Nu bỗng nhiên theo mẹ nhiều hơn, cái ǵ cũng phải đ̣i mẹ làm cho. Đôi khi con mè nheo, không cho mẹ dỗ em để sang ngủ với ḿnh. Biết con chưa quen việc chia sẻ mẹ với người khác nên tôi cố gắng dung ḥa, phân chia thời gian để ở bên Nu nhiều hơn. Những lúc c̣n đ̣i mẹ, tôi thường nhờ chồng dỗ Nấm để ḿnh nằm cạnh, đọc truyện cho Nu nghe trước khi đi ngủ để bé không cảm thấy mẹ chỉ quan tâm em mà quên ḿnh. Dần dần, Nu hiểu ra rằng em bé c̣n nhỏ nên cần sự chăm sóc nhiều hơn chứ t́nh cảm của bố mẹ với ḿnh không hề thay đổi. Con đă dần làm quen được với việc có em nên giờ không quá nhơng nhẽo đ̣i mẹ nữa.
- Với bốn đứa con, chị sẽ cân đối thời gian như thế nào khi trở lại với công việc?
- Nếu hết dịch Covid-19 và bé Nấm được ngoài ba tháng, tôi sẽ nhận việc trở lại. Tôi rất nhớ sân khấu và khán giả. Tuy nhiên, tôi sẽ không ôm đồm quá nhiều công việc v́ muốn sắp xếp cho phù hợp để vừa có thể đi làm vừa chăm sóc tốt cho gia đ́nh.