Cả Italy và Mỹ đều đang căng như dây đàn bởi nCoV. Dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới, khiến Italy quyết định phong tỏa toàn bộ đất nước và nhiều quốc gia khác đă áp dụng biện pháp khẩn cấp.
Đến nay, gần 113.000 người trên toàn thế giới đă nhiễm Covid-19 với hơn 4.000 người tử vong. Dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nhưng t́nh h́nh ở đây đă được kiểm soát, dần bước vào giai đoạn ổn định. Nhà chức trách cho biết Trung Quốc đại lục chỉ ghi nhận thêm 19 ca nhiễm mới trong ngày 9/3, bao gồm 17 ca ở Vũ Hán. Ngoài ra đă có gần 60.000 người được xuất viện trong tổng số 80.754 bệnh nhân.
Hàn Quốc - quốc gia từng có số người nhiễm bệnh lớn thứ nh́ thế giới - cũng đang ghi nhận tốc độ lây lan chậm lại. Ngày 10/3 cả nước có thêm 131 ca nhiễm mới, đây là mức tăng thấp nhất trong hai tuần qua. Điều đó cho thấy Hàn Quốc đă "qua khỏi đỉnh dịch" - theo Bộ trưởng Y tế Park Neung-hoo nói với CNN.
Tuy nhiên t́nh h́nh dịch đang diễn biến phức tạp ở châu Âu và Mỹ.
Italy phong tỏa toàn bộ 60 triệu dân
Trong một động thái chưa có tiền lệ, Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 9/3 thông báo sẽ phong tỏa toàn bộ Italy với dân số 60 triệu người.
"Quyết định đúng đắn vào thời điểm này là hăy ở trong nhà. Tương lai của chúng ta, tương lai của Italy đang nằm trong tay mỗi người dân. Chúng ta cần phải có trách nhiệm vào lúc này hơn bao giờ hết" - thủ tưởng Conte khẳng định trong buổi họp báo.
Sau đó, ông cho biết với nhật báo La Repubblica của Italy: "Những ngày vừa qua khiến tôi nhớ lại câu nói của Churchill [Cựu Thủ tướng Winston Churchill của Anh]: Đây là những giờ đồng hồ đen tối nhất nhưng chúng ta nhất định sẽ vượt qua".
Thủ tưởng Italy Giuseppe Conte (Ảnh: EPA)
Trước đó, vùng Lombardy phía Bắc đất nước và 14 tỉnh khác đă trở thành "vùng đỏ" bị cách ly. Tuy nhiên chính phủ quyết định mở rộng phạm vi phong tỏa ra toàn bộ cả nước, sau khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng khắp Italy và châu Âu lục địa.
Biện pháp quyết liệt này bao gồm cấm di chuyển (người dân chỉ ra khỏi nhà để đi làm, đến cơ sở y tế hay có việc khẩn cấp); cấm tổ chức sự kiện đông người; đóng cửa trường học và các nơi công cộng như rạp chiếu phim; đ́nh chỉ các hoạt động tôn giáo bao gồm cả đám cưới, đám tang... Hiện giờ, lực lượng cảnh sát và nhân viên y tế đă đặt các trạm kiểm soát trên xa lộ và nhà ga để ngăn chặn những hành vi vi phạm lệnh cấm.
Italy từ lâu đă cách ly "vùng đỏ" - khu vực thịnh vượng ở phía Bắc. Nhưng v́ dịch tiếp tục lan rộng nên chính phủ quyết định phong tỏa cả nước (Đồ họa: CNN)
Theo CNN, các biện pháp ứng phó dịch bệnh của Italy là nghiêm khắc nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục, và được đưa ra khi nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu đang oằn ḿnh chống đỡ những thiệt hại của Covid-19.
Nhiều nơi ở Italy, đặc biệt là các vùng phía Bắc, đang chứng kiến "đợt sóng thần bệnh nhân đổ về" và hệ thống y tế được mô tả là "cách bờ vực sụp đổ 1 bước chân" - theo điều phối viên Antonio Pesenti của lực lượng xử lư khủng hoảng vùng Lombardy.
Hiện tại Italy có tổng cộng 9.172 người nhiễm Covid-19 và 463 người tử vong, cao thứ nh́ thế giới. Lệnh phong tỏa mới ban hành có thể giúp ngăn chặn dịch bùng phát mạnh mẽ, tuy nhiên cũng vấp phải không ít tranh căi. Chẳng hạn như thống đốc vùng Lombardy e rằng các biện pháp "vẫn chưa đủ" so với quy mô và tốc độ lây lan Covid-19 ở tâm dịch của Italy.
Virus corona lan nhanh ở Mỹ
Hoa Kỳ có 20 ca nhiễm Covid-19 mới được báo cáo vào ngày 9/3. Tổng số ca mắc Covid-19 (đă được xét nghiệm lẫn chẩn đoán dựa trên triệu chứng) là 717 người, bao gồm 26 trường hợp tử vong.
Dịch bệnh đă lan rộng ra 36 tiểu bang và cả thủ đô Washington DC. Trong đó, bang Washington ở phía Tây Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 22 trong 26 trường hợp tử vong được ghi nhận ở đây. Washington và 10 tiểu bang khác đă ban bố t́nh trạng khẩn cấp, giúp chính quyền bang có thể phân bổ ngân sách và các nguồn lực khác một cách nhanh chóng hơn.
CNN nhận định đang có những lo ngại với cách xử lư dịch bệnh của chính quyền liên bang. Vào ngày 8/3, thống đốc New York - Andrew Cuomo - chỉ trích CDC (Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh) về việc chậm trễ xét nghiệm người nghi nhiễm Covid-19.
Các trường học ở bang Washington đă đóng cửa và chuyển sang dạy học trực tuyến. Trên cả nước, nhiều đại học danh tiếng như ĐH Columbia, ĐH New York, ĐH Stanford và ĐH Nam California cũng tổ chức lớp học từ xa.
Nhiều tập đoàn như Amazon và Boeing bắt đầu cho nhân viên làm việc tại nhà - một động thái tương tự như các doanh nghiệp châu Á cách đây 1-2 tháng.