Bí quyết trường thọ của cụ ông 112 tuổi ghi danh kỷ lục Guinness. Đó là ǵ? Chúng ta có thể học hỏi từ cụ ông Nhật Bản này.
Nhật Bản là quốc gia có nhiều người sống trường thọ nhất thế giới. Nhiều cụ bà, cụ ông người Nhật đă được Guiness công nhận về sống thọ. Cụ bà Kane Tanaka (117 tuổi) đă tự phá kỷ lục của chính ḿnh để tiếp tục giữ vững danh hiệu sống thọ nhất thế giới vào tháng 01/2020. Liền tiếp đó, ngày 12/2, kỷ lục thế giới Guiness World Records vừa ghi nhận cụ ông Chitetsu Watanabe là người đàn ông sống thọ nhất thế giới (112 tuổi). Hăy xem bí quyết trường thọ của ông là ǵ nhé!
(Ảnh: guinnessworldrecords )
Cụ Chitetsu sinh ngày 5/3/1907 tại Niigata, là con trưởng trong gia đ́nh đông con. Sau khi kết hôn, cụ và vợ có 5 người con. Năm 1944 cụ gia nhập hàng ngũ quân đội. Sau khi ra trại, cụ làm việc trong một công ty đường trong nhiều năm. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN năm 2019, bí quyết trường thọ của cụ là “không tức giận, luôn vui cười, luôn lạc quan”. Mặc dù rất thích các món ngọt nhưng do răng yếu, và đường cũng không tốt cho sức khỏe nên cụ không ăn được. Khi muốn nếm ǵ đó ngọt ngào, cụ sẽ nhấm nháp chút sữa hoặc lớp kem trên bánh ngọt. Hiện cụ đang sống thoải mái với các bài vận động nhẹ nhàng, chế độ ăn uống điều độ, lớp học thủ công đơn giản…ở viện dưỡng lăo.
Cụ Chitetsu (giữa) khi c̣n làm ở nhà máy đường (Ảnh: guinnessworldrecords )
Ảnh chụp gia đ́nh cụ Chitetsu trước khi lên đường tham gia chiến trận (Ảnh: guinnessworldrecords )
Thực ra, phương châm “sống vui, sống khỏe” của cụ rất giống với những người trường thọ ở Blue Zones. Những khu vực nằm trong Blue Zones là Ikaria – một ḥn đảo của Hy Lạp, Okinawa – một ḥn đảo ở Nhật, vùng Barbagia ở Sardinia của Ư, Loma Linda – một thành phố nhỏ ở California và bán đảo Nicoya của Costa Rica. Theo tác giả và nhà nghiên cứu người Mỹ, Dan Buettner, một trong những người phát hiện ra khu vực Blue Zones, người dân sống ở khu vực này liên tục ăn theo chế độ ăn uống lành mạnh, di chuyển khoảng 20 phút một lần trong mỗi ngày và luôn nhiệt t́nh giúp đỡ lẫn nhau.
Ở Nhật Bản, họ gọi là ‘ikigai’, ở Costa Rica là ‘plan de vida’. Các từ theo nghĩa đen tương ứng là ‘lư do để sống’ và ‘kế hoạch cuộc sống’. Cả hai khái niệm này giúp cư dân của Blue Zones cảm thấy có lư do để thức dậy và làm những ǵ cần làm mỗi sáng. Trong Blue Zones, mọi người thành lập các nhóm xă hội nhỏ để giúp nhau vượt qua mọi khó khăn cuộc sống. Họ sống thành gia đ́nh 5 người trở lên, chia sẻ đồ ăn, hỗ trợ lẫn nhau bất cứ lúc nào. Dan Buettner nhấn mạnh rằng người dân ở Blue Zones không cố khép ḿnh vào lề lối kỷ luật nghiêm khắc, cũng không có thể chất tốt hơn người b́nh thường, họ chỉ đơn giản là sống cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ tự khắc được kéo dài. Căng thẳng là một phần của cuộc sống nhưng những người sống đến 100 tuổi ở Blue Zones có các thói quen giảm căng thẳng trong cuộc sống thường ngày của họ. Những người theo đạo Cơ Đốc th́ cầu nguyện, những người Ikaria th́ chợp mắt một lát, và người Sardinia th́ tổ chức Happy Hour.
Cụ Chitetsu (Ảnh: guinnessworldrecords )
Mặc dù Okinawa thuộc Blue Zones mới là nơi được đánh giá là có nhiều người dân trường thọ nhất, cụ ông Chitetsu Watanabe và cụ bà Kane Tanaka đă chứng minh bất cứ thành phố nào ở Nhật Bản đều có những người sống dài lâu. Trước cụ Chitetsu, một cụ ông người Nhật khác là người nắm giữ kỷ lục. Cụ Masazon đă qua đời vào tháng trước, hưởng thọ 112 tuổi 266 ngày.
VietBF@ sưu tầm.