Điện Kremlin mới đây đă đưa ra cảnh báo ông Trump không nên làm điều này trong hiệp ước bầu trời. Moscow đă lên tiếng kêu gọi Mỹ không rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở v́ nó có thể gây thiệt hại cho an ninh châu Âu và buộc Moscow phải đáp trả.
Thỏa thuận được kư năm 1992, có hiệu lực vào năm 2002 và cho phép cả hai nước (Nga và Mỹ) thực hiện các chuyến bay giám sát lẫn nhau. Hiệp ước được thiết kế để xây dựng ḷng tin giữa các quốc gia bằng cách cho phép máy bay thu thập thông tin về các hoạt động quân sự trong thời gian ngắn. Hiệp ước được kư kết bởi hơn 33 quốc gia bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Mỹ...
Tuy nhiên, các quan chức Washington đă nghi ngờ về hiệu quả của hiệp ước và cáo buộc Moscow vi phạm các điều khoản - điều mà Nga phủ nhận.
Nga đă áp đặt các hạn chế đối với các chuyến bay của Mỹ qua thành phố Kaliningrad, nằm giữa Ba Lan và Lithuania trên bờ biển Baltic. Điện Kremlin cũng đă cấm các chuyến bay gần biên giới tranh chấp giữa Nga và Georgia.
Kể từ năm 2016, Mỹ đă hạn chế các chuyến bay giám sát đối với Hạm đội Thái B́nh Dương ở Hawaii và các địa điểm đánh chặn tên lửa tại Fort Greely ở Alaska.
Mới đây, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kư một tài liệu, theo đó chính quyền Trump có ư định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Tuy nhiên,đó chưa phải là quyết định cuối cùng, những cuộc tham vấn đang diễn ra. Trước đó, hồi đầu tháng 10, Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ từng cho biết, Nhà Trắng đang “xem xét khả năng” rút khỏi hiệp ước.
Phản ứng trước thông tin Mỹ muốn rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, hiệp ước này là cần thiết để xây dựng ḷng tin và sự minh bạch. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến kiến trúc an ninh châu Âu và buộc Nga phải thực hiện những bước đáp trả tương ứng.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố thêm rằng, họ sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để duy tŕ hiệp ước.
Nga và Mỹ đă rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được kư năm 1987. Hiệp ước vốn cấm hai quốc gia sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.