“Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam: Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam Qua Cái Nh́n Của Một Nhà Ngoại Giao,” do Tiến Sĩ Alex Thái Đ́nh Vơ sưu tập, và hồi kư “Gọng Ḱm Lịch Sử” của cựu Đại Sứ Bùi Diễm do nhà xuất bản Việt Tide vừa được in lại, khiến được đông đảo đồng hương đến ủng hộ buổi ra mắt này tại pḥng hội Việt Báo, trên đường Moran, Westminster.
Tiến Sĩ Thái Đ́nh Vơ (thứ nh́ bên phải) và đồng hương đến dự buổi ra mắt ‘Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam’ tại Little Saigon. (H́nh: Lâm Hoài Thạch)
Hơn hai tiếng bàn về sử liệu giá trị cho đến khi bế mạc, mà vẫn c̣n rất nhiều đồng hương vây quanh ông Thái Đ́nh Vơ và bà Ông Thụy Như Ngọc để chia sẻ sự ngưỡng mộ của họ đối với những người yêu nước trẻ tuổi này.
Ban tổ chức gồm Tiến Sĩ Thái Đ́nh Vơ, tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử Học tại trường Đại Học Cornell, New York; Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc, giám đốc nhà xuất bản Việt Tide; và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, người điều hợp buổi họp. V́ lư do sức khoẻ, tác giả Bùi Diễm tham dự buổi sinh hoạt và phần vấn đáp qua truyền h́nh trực tuyến (video conference).
“Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu” nhằm tập hợp, bảo tồn và phổ biến các cuộc phỏng vấn được ghi lại liên quan đến lịch sử của chiến tranh Việt Nam. Mục tiêu của dự án là lưu giữ những kư ức và quan điểm lịch sử của những người tham gia, đóng góp hoặc trải nghiệm chiến tranh. Các hồ sơ sẽ được lưu giữ cho sinh viên, nhà nghiên cứu và những người khác có thể quan tâm đến chủ đề và giai đoạn lịch sử mà Dự Án đưa ra.
Cô Ông Thụy Như Ngọc tại buổi ra mắt ‘Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam’ tại Little Saigon. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Từ sử liệu, ngày 1 Tháng Mười, 2018, “Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu Chiến Tranh Việt Nam” đă phát hành một bộ phim tài liệu lịch sử bởi sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua con mắt của Bùi Diễm, một nhà ngoại giao từ năm 1969-1975. Dự án có một cuộc phỏng vấn kéo dài 17 giờ với ông Bùi Diễm, cựu đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Hoa Kỳ từ năm 1967-1972.
Được sản xuất từ năm 2013 đến 2019, bộ phim tài liệu tiếng Việt bao gồm 15 phần qua cuộc phỏng vấn ông Bùi Diễm nói về quan điểm của ông về sự tham gia của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Những chia sẻ, kư ức, suy tư của ông Bùi Diễm được chú thích bằng lời nói và bối cảnh hóa hàng ngàn trang sách do ông làm chủ. Bộ phim tài liệu cũng khai thác kiến thức to lớn của ông Bùi Diễm qua một số sự kiện lịch sử, cùng những biến đổi quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam ở thế kỷ 20 theo chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tiến Sĩ Thái Đ́nh Vơ cho hay: “Tôi có dịp tiếp xúc với cựu Đại Sứ Bùi Diễm tại một hội thảo do Giáo Sư Keith Taylor, trường Đại Học Cornell, tổ chức hồi Tháng Sáu, 2012, với chủ đề ‘Tiếng Nói Từ Đệ Nhị Cộng Ḥa, Miền Nam Việt Nam.’ Tôi cũng biết ông Bùi Diễm là người đă làm bản thông cáo khi ba tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng vào Tháng Ba, 1965. Tôi cũng được biết ông Bùi Diễm đă từng làm Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ hơn năm năm. Sau đó, ông làm Đại Sứ Lưu Động cho tới khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, nên cựu đại sứ có nhiều kinh nghiệm về mối liên quan giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.”
Khi biết ông Vơ thực hiện “Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu”, ông Bùi Diễm đă đồng ư để ông Vơ phỏng vấn ông. Trong thời gian từ 2013-2019, ông Vơ đă lái xe từ Ithaca, New York, xuống Washington, D.C., để thực hiện một bộ phim tài liệu dài 17 tiếng phỏng vấn ông Bùi Diễm cùng nhiều tài liệu được gom góp bộ phim này.
Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa (phải) và một đồng hương đến dự buổi ra mắt ‘Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam’ tại Little Saigon. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Kết quả từ những phương cách làm việc như trên, cuộc phỏng vấn đă trở thành một bộ phim tài liệu được chia thành 15 phần, với những chủ đề sau: Phần 1: Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam, 1945-1965/ Phần 2: Hoa Kỳ Đưa Quân Vào Việt Nam/ Phần 3: Sự Hiện Diện Của Người Mỹ và Các Ảnh Hưởng về Kinh Tế, Xă Hội, Chính Trị, và Quân Sự/ Phần 4: 1968: Mậu Thân, Bầu Cử và Những Ảnh Hưởng Đưa Đến Paris/ Phần 5: Hiệp Định Paris và Những Hậu Quả/ Phần 6: Phong Trào Phản Chiến và Ảnh Hưởng Đối Với Chính Sách Việt Nam Của Hoa Kỳ/ Phần 7: Những Diễn Biến Đưa Đến Paris/ Phần 8: Hội Đàm Sơ Bộ Tại Paris/ Phần 9: Richard Nixon, Anna Chennault và Cuộc Bầu Cử Năm 1968/ Phần 10: Mật Đàm Paris/ Phần 11: Sự Vận Hành Của Nền Chính Trị Hoa Kỳ và Việt Nam Hóa Chiến Tranh/ Phần 12: Phản Chiến Bùng Nổ, Hồ Sơ Pentagon, và Lo Ngại Của Hoa Kỳ về Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Năm 1971 ở Nam Việt Nam/ Phần 13: ‘Vừa Đánh Vừa Đàm’, ‘Xích Lại Gần Nhau’, và ‘Ḥa B́nh Trong Danh Dự’/ Phần 14: Bài Học Lịch Sử và Những Vấn Đề Đại Cương/ Phần 15: Để Hiểu Thêm về Con Người và Nền Chính Trị Hoa Kỳ
Tiến sĩ Thái Đ́nh vơ cho biết thêm: “Để câu chuyện ông kể được sống động hơn, tôi đă ghép h́nh ảnh và những khúc phim phù hợp với những t́nh tiết ông kể, nhằm mục đích cho người xem có thể h́nh dung được các nhân vật và sự kiện lịch sử.”
Ông Nguyễn Kiển, thành viên Pḥng Trào Chống Trung Quốc Bành Trướng. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
“Ngoài ra, đính kèm với bộ phim tài liệu này là hơn 350 trang chuyển dịch (transcription) của các cuộc phỏng vấn, và 170 văn bản gốc đă được số hóa. Những trang chuyển dịch nhằm mục đích để giới học thuật cũng như quư đọc giả thuận tiện tham chiếu và trích dẫn. Tương lai sẽ có phụ đề (subtitles) bằng Anh ngữ cho bộ phim. 170 văn bản đính kèm chỉ là một số nhỏ trong tất cả những tư liệu mà vị đại sứ đang có, và nó là nguồn tư liệu để tham chiếu hoặc khai thác thêm,” ông nói.
Ông Nguyễn Kiển, thành viên Pḥng Trào Chống Trung Quốc Bành Trướng, bày tỏ suy nghĩ khi đến tham dự buổi ra mắt dự án: “Buổi ra mắt sách hôm nay là sự kiện rất tốt cho cộng đồng của chúng ta được hiểu rơ thêm về lịch sử của Việt Nam từ 1945 đến 1975, nhất là việc trợ giúp của chính phủ Hoa Kỳ để chính phủ VNCH chống lại sự xâm lăng Cộng Sản Việt Nam.”
“Quyển sách ‘Gọng Ḱm Lịch Sử’ và ‘Dự Án Truyền Khẩu’ đă giúp cho chúng ta biết được tại sao người Mỹ đă vô t́nh bỏ chúng ta để cuối cùng, chúng ta bị mất miền Nam vào ngày 30 Tháng Tư, 1975. Từ kinh nghiệm đó, ngay trong thời điểm này, chính người dân Việt Nam phải đoàn kết từ trong nước cũng như hải ngoại để tạo sức mạnh nhằm giải quyết t́nh trạng đất nước của chúng ta hiện tại,” ông Nguyễn Kiển nói thêm.
Nhà báo Lư Kiến Trúc tâm t́nh: “Những người trẻ như Ông Thụy Như Ngọc, Thái Đ́nh Vơ không đi học về kỹ sư, bác sĩ mà lại đi học về lịch sử là một ngành nghề khó khăn và khó kiếm tiền, và từ lâu nay, họ đă bỏ công sức để nghiên cứu về lịch sử đất nước của chúng ta. Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đưa ra những lư luận sâu sắc để cho mọi người hiểu thêm về lịch sử chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975. Ông cũng cống hiến cả cuộc đời của ḿnh cho chính phủ VNCH và cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Họ là những người yêu nước thật sự. V́ thế, chúng ta phải vinh danh họ.” (Lâm Hoài Thạch)