Tham vọng của Mỹ đặt rất nhiều vào trong đạo luật quôc pḥng. Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 20-12 (giờ địa phương) đă chính thức kư Đạo luật Ủy quyền Quốc pḥng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 với nhiều tham vọng. Trong đó đáng chú ư là sự ra đời của Lực lượng Không gian (Space Force), các biện pháp chống lại các đối thủ cạnh tranh như Nga, Trung Quốc.
Tổng thống Trump kư NDAA tối 20-12. Ảnh: AP
Tổng thống Trump kư đạo luật trên tại căn cứ không quân Andrews thuộc bang Maryland. Đạo luật này trước đó đă nhận được sự thống nhất rất cao của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Với tổng mức chi tiêu lên đến 738 tỉ USD - tăng 2,8% so với năm 2019, đạo luật quốc pḥng này được Tổng thống Trump mô tả là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay cho quân đội Mỹ. Số tiền trên bao gồm 635 tỉ USD cho chi tiêu cơ bản của Lầu Năm Góc, 23,1 tỉ USD cho các chương tŕnh vũ khí hạt nhân do Bộ Năng lượng phụ trách và 71,5 tỉ USD cho các chiến dịch quân sự…
Thời khắc lịch sử của quân đội Mỹ
Trong NDAA có điều khoản khai sinh Lực lượng Không gian Mỹ. Phát biểu tại buổi kư kết, Tổng thống Trump tuyên bố: “Lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Harry Truman thành lập Lực lượng Không quân hơn 70 năm qua, chúng ta sẽ thành lập một nhánh quân đội mới. Với ngày kư hôm nay, chúng ta chứng kiến sự khai sinh của Lực lượng Không gian và giờ đây nó chính thức là nhánh thứ 6 của các lực lượng vũ trang Mỹ. Đây là thành tựu mang tính cột mốc và là một khoảnh khắc rất lớn và quan trọng. Lực lượng Không gian sẽ giúp chúng ta ngăn chặn sự gây hấn và kiểm soát vùng vũ trụ cao nhất”. Trang Facebook của Nhà Trắng cũng gọi đây là thời khắc lịch sử cho lực lượng vũ trang Mỹ.
Lực lượng Không gian là bộ phận quân sự độc lập cùng với Lục quân, Hải quân, Thủy quân Lục chiến, Không quân và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển. Lực lượng mới trực thuộc Bộ Không quân, giống như Thủy quân Lục chiến là lực lượng riêng biệt thuộc Bộ Hải quân. Nếu như Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ được thành lập hồi tháng 8 sẽ tập trung vào vấn đề chiến sự, th́ Lực lượng Không gian sẽ bao quát những nhiệm vụ rộng hơn như đào tạo, thu mua, vạch kế hoạch dài hạn và các chức năng khác.
Dự kiến, tổng số lượng nhân viên phục vụ Lực lượng Không gian có thể lên tới 15.000 người. Tướng không quân John Raymond đă được ông Trump bổ nhiệm làm người đứng đầu Lực lượng Không gian. Ông Raymond hiện là tư lệnh Bộ Tư lệnh Không gian và Bộ Tư lệnh không gian Không quân. Với chức vụ mới, ông Raymond sẽ trở thành tư lệnh tác chiến không gian đầu tiên và là thành viên của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.
Chặn đường ống khí đốt Nga
NDAA có điều khoản yêu cầu áp đặt trừng phạt các thực thể liên quan đến hai đường ống khí đốt Nord Stream 2 và TurkStream cùng việc cấm hợp tác quân sự với Nga. Đường ống Nord Stream 2 (Ḍng chảy Phương Bắc 2) đi từ Nga băng qua biển Baltic đến Đức, chứ không quá cảnh sang Ukraine và Ba Lan. Dự án trị giá 11 tỉ USD này do tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đầu tư và dự kiến tăng gấp đôi lượng khí tự nhiên cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Giới chức Mỹ cho rằng Nord Stream 2 có thể làm thiệt hại hàng tỉ USD phí trung chuyển khí đốt của Ukraine. Washington cũng cảnh báo việc tăng nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga sang Tây Âu sẽ khiến các nước ở khu vực này phụ thuộc nhiều hơn vào Mát-xcơ-va, từ đó gia tăng tầm ảnh hưởng chính trị của Nga tại châu Âu. Sau khi ông Trump phê chuẩn NDAA và lệnh cấm trên, công ty Allseas của Thụy Sĩ và Hà Lan thông báo đă ngừng xây dựng Nord Stream 2. Động thái này làm dấy lên lo ngại dự án không thể hoàn thành đúng kế hoạch trong vài tháng tới mà Nga đă tuyên bố.
Trong bối cảnh trên, Nga và Ukraine đă kư nghị định thư bổ sung thỏa thuận về tiếp tục vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu qua lănh thổ Ukraine và điều chỉnh các yêu cầu chung. Đây là kết quả cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra tại thủ đô Minsk của Belarus tối 20-12. Thỏa thuận mới có hiệu lực trong 5 năm, thay thế thỏa thuận hiện hành (thời hạn 10 năm) sẽ hết hạn ngày 31-12 tới, qua đó giúp tránh nguy cơ tái hiện cái gọi là cuộc “chiến tranh khí đốt” như hồi năm 2009. Ủy ban châu Âu (EC) ra tuyên bố nêu rơ thỏa thuận vừa đạt được cho thấy Nga tiếp tục là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy trên thị trường châu Âu. Trong buổi họp báo cuối năm thường niên ngày 19-12, Tổng thống Vladimir Putin cũng khẳng định Nga vẫn muốn tiếp tục vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua đường ống dẫn của Ukraine, bất chấp việc Mát-xcơ-va đă xây dựng các hệ thống đường ống dẫn khác, trong đó có Nord Stream 2. Hồi năm ngoái, tập đoàn Gazprom đă cung cấp cho châu Âu khoảng 200 tỉ m3 khí đốt, 40% trong số này đi qua Ukraine, giúp Kiev thu về 3 tỉ USD tiền phí vận chuyển mỗi năm. Tuy nhiên, đàm phán giữa hai bên về hợp đồng mới trong nhiều tháng qua gặp nhiều trục trặc do căng thẳng chính trị giữa Mát-xcơ-va và Kiev, cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và tranh chấp pháp lư giữa Gazprom và công ty năng lượng Naftogaz của Ukraine.