Cặp đôi gặp lại nhau sau 72 năm trốn khỏi phát xít - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  vnchcir Cặp đôi gặp lại nhau sau 72 năm trốn khỏi phát xít
Để sống xót trong bàn tày phát xít là điều vô cùng may mắn và điều đó có lẽ chỉ xảy ra với 1 số ít người trong đó có cặp đôi này. Tuy nhiên phải tới 72 năm sau họ mới có thể gặp lại nhau. Dưới đây là những thông tin chi tiết.Lần đầu tiên nói chuyện với Helen Spitzer tại trại Auschwitz năm 1943, David Wisnia nhận ra cô không phải tù nhân b́nh thường.

Spitzer luôn sạch sẽ, gọn gàng và được phép ra khỏi khu nhốt tù nhân nữ. Cô đă nhờ một bạn tù giới thiệu ḿnh với chàng trai Ba Lan Wisnia. Sau khi làm quen, họ bắt đầu hẹn ḥ. Wisnia khi đó mới 17 tuổi, c̣n Spitzer 25 tuổi.

Spitzer là một trong những phụ nữ Do Thái đầu tiên bị đưa vào Auschwitz, trại tập trung lớn nhất của phát xít Đức vào tháng 3/1942. Cô đến từ Slovakia, nơi cô theo học một trường cao đẳng kỹ thuật ngành thiết kế.

Trong thời gian đầu sau khi vào trại tập trung, Spitzer phải làm công việc tay chân cực khổ. Cô bị suy dinh dưỡng và liên tục bị sốt phát ban, sốt rét và tiêu chảy. Sau khi bị thương ở lưng v́ ống khói đổ vào người, Spitzer xin được công việc văn pḥng nhờ các mối quan hệ, khả năng nói tiếng Đức và kỹ năng thiết kế.

Nhiệm vụ ban đầu của cô là trộn sơn bột đỏ với vecni để vẽ sọc dọc trên đồng phục nữ tù nhân. Vào thời điểm gặp Wisnia, Spitzer phụ trách công việc giấy tờ cho Đức Quốc xă, có nhiệm vụ hàng tháng lập bảng biểu thống kê lực lượng lao động tại trại tập trung.

Spitzer được tự do di chuyển trong trại và đôi khi c̣n được phép ra ngoài. Cô được tắm thường xuyên và có thể liên lạc với người em ở Slovakia thông qua bưu thiếp được mă hóa. Tuy nhiên, Spitzer không làm tay sai cho Đức Quốc xă. Cô đă sử dụng vị trí của ḿnh để giúp đỡ các tù nhân. Cô dùng kỹ năng đồ họa để chỉnh sửa giấy tờ. Cô có quyền truy cập các báo cáo chính thức của trại và đă chia sẻ chúng với các nhóm chống phát xít, theo Konrad Kwiet, giáo sư tại Đại học Sydney.

C̣n Wisnia được phân về đội "xác chết" khi bị đưa vào trại Auschwitz. Công việc của anh là thu thập xác của những tù nhân đă tự tử bằng cách lao ḿnh vào hàng rào điện bao quanh trại. Anh kéo những xác chết đó đến một nhà kho, nơi họ bị xe tải đưa đi.

Lính Đức Quốc xă sau đó biết được rằng Wisnia có tài ca hát nên yêu cầu anh tới biểu diễn cho chúng và được giao một công việc mới tại ṭa nhà Sauna. Tại đây, Wisnia có nhiệm vụ khử trùng quần áo của những người mới đến bằng thuốc Zyklon B (thuốc trừ sâu Xyanua), thứ phát xít đă dùng để giết tù nhân trong buồng hơi ngạt.

Spitzer để ư đến Wisnia và thường xuyên tới ṭa nhà Sauna. Sau khi họ trở thành người yêu, Spitzer cho các tù nhân khác thức ăn để nhờ họ canh chừng 30 phút đến một giờ mỗi lần hai người gặp nhau. Họ trốn trong đống quần áo chất cao như núi của tù nhân gần ḷ thiêu và hẹn ḥ khoảng một tháng một lần.

Cuộc t́nh của họ kéo dài vài tháng. Một buổi chiều năm 1944, họ nhận ra đây có thể là lần cuối gặp nhau. Đức Quốc xă đang nhanh chóng đưa những tù nhân cuối cùng ra khỏi trại Auschwitz để hủy bằng chứng về tội ác của chúng.

Khi các ḷ thiêu bị phá hủy, trong trại truyền nhau tin rằng quân Liên Xô đang đến gần, chiến tranh có thể sớm kết thúc. Wisnia và Spitzer đă sống sót ở Auschwitz trong hơn hai năm trong khi hầu hết tù nhân không vượt qua được vài tháng. Chỉ riêng ở Auschwitz, 1,1 triệu người đă chết.

Vào lần cuối gặp nhau, họ ước hẹn họ sẽ tái ngộ tại một trung tâm cộng đồng ở Warsaw khi chiến tranh kết thúc. Đó là một lời hứa.

Lính Đức đưa Wisnia khỏi trại Auschwitz trước Spitzer, chuyển anh đến trại tập trung Dachau vào tháng 12/1944. Sau đó, khi tiếp tục bị đưa ra khỏi Dachau, Wisnia lấy một cái xẻng đập vào tên lính áp giải và bỏ chạy. Ngày hôm sau, khi đang trốn trong chuồng ngựa, anh gặp được quân Mỹ.

Wisnia không thể tin nổi vận may của ḿnh. Từ khi 10 tuổi, Wisnia đă mơ ước được hát opera ở New York. Trước chiến tranh, Wisnia từng viết thư cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt xin thị thực để có thể học nhạc ở Mỹ. Hai bác của Wisnia đă di cư đến vùng Bronx vào những năm 1930 và anh vẫn nhớ địa chỉ của họ. Trong suốt thời gian khổ sở ở Auschwitz, địa chỉ đó đă trở thành kim chỉ nam để Wisnia nuôi hy vọng.

Lính Mỹ đă cho Wisnia gia nhập lực lượng khi nghe câu chuyện của anh. Họ cho anh đồ ăn, đồng phục, súng máy và dạy anh cách sử dụng. Wisnia trở thành phiên dịch và trợ lư dân sự cho đơn vị Mỹ. Anh thẩm vấn quân Đức và tịch thu vũ khí của chúng. Châu Âu sẽ là quá khứ, Wisnia quyết định. "Tôi không muốn liên quan đến bất cứ thứ ǵ ở châu Âu nữa. Tôi đă trở thành người Mỹ 110%".

Mặc dù không thể trở thành lính Mỹ chính thức, Wisnia làm nhiều công việc cho quân đội Mỹ sau khi kết thúc chiến tranh như phụ trách hậu cần. Thi thoảng anh lái xe đến trại của những người di tản ở thành phố Feldafing, Đức để giao hàng tiếp tế. Kế hoạch gặp Spitzer ở Warsaw đă bị lăng quên. Nước Mỹ là tương lai của anh.C̣n Spitzer là một trong những người cuối cùng rời khỏi trại Auschwitz. Cô bị đưa đến trại cho tù nhân nữ tại Ravensbruck và Malchow. Khi bị đưa ra khỏi Malchow để đến một địa điểm khác, cô và một người bạn trốn thoát bằng cách gỡ bỏ dải màu đỏ mà cô đă vẽ trên đồng phục của họ, giúp họ trộn lẫn với người dân địa phương đang chạy trốn.

Sau Thế chiến II, Spitzer về quê tại Bratislava, Slovakia. Người thân duy nhất của cô là em trai và cậu vừa kết hôn. Cô quyết định rời đi để bắt đầu cuộc sống mới, tránh cho em phải chịu gánh nặng.

Spitzer đến trại người Do Thái tại khu vực Đức do Mỹ kiểm soát vào mùa xuân năm 1945, nơi có ít nhất 4.000 người. Đó là Feldafing - trại mà Wisnia thi thoảng chở hàng tiếp tế đến. "Tôi đă lái xe tới Feldafing, nhưng tôi không biết cô ấy ở đó", Wisnia nói.

Không lâu sau khi đến Feldafing vào tháng 9/1945, Spitzer kết hôn với Erwin Tichauer, người quản lư an ninh tại trại và là một nhân viên an ninh Liên Hợp Quốc, vai tṛ khiến ông hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ. Vào mùa thu năm 1945, Spitzer cùng chồng đă giới thiệu khu trại cho tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower, người sau này trở thành tổng thống thứ 34 của nước Mỹ, khi ông đến thăm.

Spitzer và chồng sau đó tham gia nhiều phái đoàn thiện nguyện, đến nhiều nước như Peru, Bolivia và Indonesia. Cuối cùng, họ đến Mỹ và định cư tại New York năm 1967. Tichauer trở thành giáo sư sinh học tại Đại học New York. Trong căn hộ chất đầy sách về thảm họa Holocaust, Spitzer thường xuyên tṛ chuyện với các nhà sử học nhưng không bao giờ nhắc đến Wisnia.

Một thời gian sau khi Thế chiến II kết thúc, Wisnia nghe tin từ một cựu tù nhân Auschwitz rằng Spitzer c̣n sống. Vào thời điểm đó, ông đang làm việc cho lực lượng Mỹ đồn trú tại Versailles, Pháp và chờ cơ hội đến Mỹ.

Khi bác của Wisnia đón anh tại cảng ở Hoboken, New Jersey, Mỹ vào tháng 2/1946, họ không thể tin rằng chàng trai 19 tuổi trong đồng phục lính Mỹ là cậu bé mà họ nh́n thấy lần cuối ở Warsaw. Wisnia nhanh chóng ḥa nhập vào cuộc sống ở New York. Anh kiếm được công việc bán bách khoa toàn thư và thường đi khiêu vũ, tiệc tùng.

Năm 1947, tại một đám cưới, anh gặp người vợ tương lai của ḿnh, Hope. 5 năm sau, hai vợ chồng chuyển đến Philadelphia. Anh trở thành phó chủ tịch phụ trách bán hàng cho công ty bách khoa toàn thư trước khi trở thành người điều hành ca đoàn trong giáo đường Do Thái.

Vài năm sau khi anh định cư cùng vợ ở Levittown, một người bạn nói với Wisnia rằng Spitzer đang ở New York. Wisnia đă kể với vợ về bạn gái cũ và anh nghĩ rằng đây là cơ hội để nối lại liên lạc với Spitzer.

Bạn của họ sắp xếp một cuộc hội ngộ. Wisnia lái xe hai giờ từ Levittown đến Manhattan và đợi ở sảnh khách sạn đối diện Công viên Trung tâm. "Cô ấy không đến", Wisnia nói. "Sau đó, tôi nhận thấy cô ấy đă quyết định thông minh. Cô ấy đă kết hôn".

Trong những năm sau, Wisnia vẫn hỏi thăm t́nh h́nh của Spitzer thông qua người bạn chung. Ông có 4 người con và 6 người cháu. Năm 2016, Wisnia muốn gặp lại Spitzer và chia sẻ câu chuyện với gia đ́nh. Con trai đă giúp ông liên lạc và bà Spitzer đồng ư gặp mặt.

Tháng 8/2016, Wisnia cùng hai người cháu đến gặp Spitzer. Ông im lặng trong chuyến xe từ Levittown đến Manhattan. Đă 72 năm kể từ lần cuối ông gặp bạn gái cũ. Ông nghe nói sức khỏe của bà đă kém đi nhiều, nhưng biết rất ít về cuộc sống của bà. Một câu hỏi Wisnia canh cánh trong ḷng là tại sao ông có thể sống sót lâu ở trại Auschwitz đến thế và ông muốn biết liệu có phải Spitzer đă ngầm giúp đỡ hay không.

Khi Wisnia và các cháu đến căn hộ của bà, họ thấy Spitzer nằm trên giường bệnh, xung quanh là những kệ sách chứa đầy sách. Bà đă ở một ḿnh kể từ khi chồng mất năm 1996 và họ không có con. Thị lực và thính giác của bà ngày càng suy giảm. Có một người chăm sóc cho bà và điện thoại trở thành liên kết duy nhất của bà với thế giới bên ngoài.Ban đầu, bà Spitzer không nhận ra Wisnia cho đến khi ông ghé sát mặt bà. "Đôi mắt bà ấy mở to, giống như sức sống quay trở lại", Avi, cháu của ông Wisnia, nói. "Chúng tôi đều ngạc nhiên".

Wisnia kể về những đứa con của ḿnh và thời gian trong quân đội Mỹ. Spitzer nói về chồng và những chuyến đi thiện nguyện. Cuộc hội ngộ kéo dài khoảng hai giờ. Wisnia hỏi có phải bà đă giúp ông sống sót ở Auschwitz hay không.

Spitzer giơ 5 ngón tay. "Em đă 5 lần lén giúp anh không bị chuyển đến nơi tồi tệ", bà nói.

"Ông cũng đă đoán bà ấy làm điều đó", Wisnia nói với các cháu. "Thật đáng kinh ngạc".

"Em đă chờ anh", Spitzer nói thêm. Wisnia rất ngạc nhiên. Sau khi trốn thoát khỏi phát xít, Spitzer đă đợi Wisnia ở Warsaw như lời ước hẹn nhưng ông không đến.

Wisnia và Spitzer sau đó không bao giờ gặp lại. Bà qua đời năm ngoái ở tuổi 100. Vào lần hội ngộ duy nhất, trước khi Wisnia ra về, Spitzer yêu cầu ông hát cho bà nghe. Ông nắm tay bà và hát bài ca tiếng Hungary mà bà đă dạy ông ở Auschwitz. Ông muốn cho bà thấy rằng ông vẫn nhớ những ca từ đó.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 12-14-2019
Reputation: 344189


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 125,932
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	22009456-7772629-image-m-48-15-2459-1274-1576152888.jpg
Views:	0
Size:	201.7 KB
ID:	1498848
Romano is_online_now
Thanks: 9
Thanked 6,381 Times in 5,346 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 160 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:54.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06564 seconds with 14 queries