Ngày 4/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu quyền đại biện của sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh William Klein để phản đối dự luật Duy Ngô Nhĩ.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đưa ra những "phản đối kịch liệt" với William Klein và kêu gọi Mỹ dừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc đưa tin.
Ông Tần Cương tại Bắc Kinh tháng 4/2014. Ảnh: Xinhua.
Hạ viện Mỹ ngày 3/10 thông qua dự luật Sự Can thiệp với người Duy Ngô Nhĩ và Phản ứng Nhân đạo Thống nhất Toàn cầu năm 2019, cho phép Washington xác định và trừng phạt quan chức bị xem là liên quan đến việc giam khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo trong các trại cải huấn chính trị ở Tân Cương.
Dự luật cũng sẽ tăng cường thắt chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ Mỹ cho Trung Quốc, bao gồm những thiết bị có thể được sử dụng để "đàn áp quyền riêng tư, tự do di chuyển và các quyền con người cơ bản khác".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă chỉ trích dự luật, nói rằng động thái của hạ viện Mỹ "công kích dữ dội chính sách Tân Cương của chính phủ Trung Quốc". Bắc Kinh cảnh báo Mỹ sẽ phải trả giá nhưng không nói rơ họ sẽ có biện pháp ǵ.
Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung từ đầu năm 2017. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở này là "trung tâm dạy nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với các mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Mỹ và các nước phương Tây không chấp nhận tuyên bố này. Chính phủ Mỹ gần đây công bố loạt biện pháp trừng phạt đối với quan chức, tổ chức chính phủ và các công ty tư nhân Trung Quốc họ coi là "chịu trách nhiệm hoặc tạo điều kiện cho vi phạm nhân quyền ở Tân Cương".
VietBF © sưu tầm