Tại TP HCM, hàng ngh́n môi giới đă chủ động rút khỏi ngành địa ốc, chuyển nghề khác khi đà giảm tốc của thị trường mạnh dần.
Tổng giám đốc Công ty Việt An Ḥa, Trần Khánh Quang cho biết, năm 2019 mở màn cho phản ứng domino khi đà giảm tốc của thị trường nhà ở mạnh dần, rổ hàng teo tóp lại, dự án ngày càng ít dần, kéo theo khủng hoảng thừa nhân sự.
Ông Quang phân tích, theo khảo sát nhanh của doanh nghiệp và các hệ thống sàn địa ốc liên kết tại TP HCM, năm 2015 môi giới bất động sản tham gia bán dự án nhà ở tại Sài G̣n đạt khoảng 10.000 người. Chỉ trong vài năm sau đó, tức đến cuối năm 2018 lực lượng này đă vọt lên khoảng 60.000 môi giới, tăng gấp 6 lần.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhân sự thần tốc ngành bất động sản là do giai đoạn 2016-2018 thị trường địa ốc liên tục nóng sốt. Thời điểm này số lượng dự án tung ra nhiều và dồn dập đă thu hút người lao động ở nhiều ngành nghề khác dịch chuyển sang. Họ tham gia làm môi giới, nhân viên kinh doanh, tư vấn đầu tư, thậm chí là cấp quản lư như trưởng pḥng marketing, trưởng bộ phận đầu tư, giám đốc sàn giao dịch...
Mức lương và thưởng (thu nhập) của ngành địa ốc trong các năm 2015-2017 luôn định vị ở ngưỡng hàng trăm triệu đồng đến tiền tỷ mỗi năm. Đến giữa cuối năm 2018, vẫn c̣n nhiều doanh nghiệp tuyển nhân sự quản lư với mức thu nhập bạc tỷ mỗi năm.
Nhân sự ngành bất động sản đang khủng hoảng thừa. Ảnh: K.H
Tuy nhiên, kể từ năm 2019 trở đi, thị trường địa ốc Sài G̣n biến động nguồn cung mạnh mẽ, rổ hàng sụt giảm mạnh đến 60% khiến cho nhân sự ngành này bước vào giai đoạn sàng lọc lớn chưa từng có. Hàng ngh́n môi giới đứng trước lựa chọn rút lui khỏi thị trường thay v́ "cố thủ".
Đầu năm 2019 một số sale đă tách ra đi các tỉnh để tận dụng thị trường mới khi thị trương trung tâm là TP HCM cạnh tranh. Từ đầu năm đến giữa cuối quư IV/2019 sản phẩm ít dần, giảm 50-60% tùy chủng loại hàng hóa và phân khúc. Các dự án hiếm hoi được tung ra đa số trung và cao cấp nên việc bán hàng khó hơn, sức tiêu thụ cũng giảm tỷ lệ thuận với nguồn cung.
Nếu năm 2017 cứ ba nhân viên sale bất động sản bán một sản phẩm trong 4 tuần, hiện giờ 8 môi giới bán 1 sản phẩm trong một tháng. Với tỷ lệ hoa hồng trung b́nh 1-1,5% tổng giá trị hợp đồng, năng suất lao động này khiến thu nhập của nhân viên môi giới không đủ trang trải cuộc sống.
Diễn biến hiện nay của thị trường lao động ngành bất động sản TP HCM, theo ông Quang, là người lao động chủ động sàng lọc và tự đào thải. Trong 11 tháng qua, 5-7% nhân viên sale đă chuyển sang lĩnh vực khác, tương đương 3.000-4.000 người bỏ cuộc.
Những môi giới này do thu nhập không đủ bù chi, thậm chí là lương cố định và hoa hồng đều bằng 0 nên buộc ḷng phải rời khỏi thị trường. Hành vi chủ động đào thải được xem là hợp lư v́ giúp cho người lao động cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống. "Trước đây khi bất động sản nóng sốt họ từ những ngành khác cập bến thị trường địa ốc th́ nay khi đà giảm tốc mạnh dần, họ trở về vạch xuất phát ban đầu", ông Quang nói.
Trong khi đó, khoảng 10% sale vừa bán bất động sản vừa kiếm thu thu nhập ngoài ngành. Số người rơi vào t́nh trạng này ước tính 6.000 lao động. Đây là t́nh huống nhân viên môi giới duy tŕ cơ chế cộng tác viên, tức là vẫn tham gia thị trường nhưng thu nhập từ việc bán bất động sản đă sụt giảm đáng kể nên phải làm thêm nhiều nghề tay trái.
Hiện đă bước sang tháng 12/2019, tức là khung giờ vàng mùa cao điểm bán hàng cuối năm của thị trường bất động sản nhưng thị trường chưa có dấu hiệu tăng nhiệt. "Do đó, năm 2020 ngành địa ốc tiếp tục kịch bản sàng lọc nhân sự v́ các dấu hiệu khởi sắc vẫn chưa rơ rệt. Nhiều khả năng số lượng môi giới sẽ giảm thêm 10% trong năm tới, tương đương đào thải thêm 6.000 người nữa", ông Quang dự báo.
VietBF © sưu tầm