Ngày 25/11, chính quyền Trung Quốc đă triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh để phản đối về việc thông qua dự luật có thể mở đường cho lệnh trừng phạt kinh tế Hong Kong.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad (Ảnh: Bloomberg)
Lần thứ hai trong chưa đầy một tuần, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zheng Zeguang ngày 25/11 đă triệu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Terry Branstad để trao công hàm phản đối về việc Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong ngày 19/11.
“Phía Trung Quốc cực lực yêu cầu Mỹ công nhận t́nh h́nh, ngay lập tức sửa chữa sai lầm, ngăn dự luật Hong Kong trở thành luật, dừng bất kỳ phát ngôn và hành động nào can thiệp vào công việc của Hong Kong cũng như can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Nếu không Mỹ sẽ hoàn toàn phải chịu mọi hậu quả phát sinh”, thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa xác nhận thông tin về cuộc gặp giữa Thứ trưởng Zhen và Đại sứ Branstad.
“Mỹ tin rằng quyền tự trị của Hong Kong, sự tôn trọng luật lệ và cam kết của Hong Kong trong việc bảo vệ các quyền tự do dân sự là ch́a khóa để bảo vệ vị thế đặc biệt của Hong Kong theo luật của Mỹ, cũng như góp phần vào sự thành công của nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và sự ổn định cũng như thịnh vượng trong tương lai của Hong Kong”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khi được hỏi về cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc.
“Như chính phủ Mỹ đă tuyên bố nhiều lần, Trung Quốc phải tôn trọng các cam kết của họ với người dân Hong Kong, những người chỉ mong muốn sự tự do mà họ đă được cam kết trong Tuyên bố chung Trung - Anh”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu ngày 20/11 cũng trao công hàm phản đối Mỹ về dự luật Hong Kong. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh sẽ có “các biện pháp đáp trả mạnh mẽ và Mỹ phải chịu mọi hậu quả”.
Hạ viện Mỹ ngày 20/11 đă thông qua “Dự luật dân chủ và nhân quyền Hong Kong” sau khi Thượng viện đồng thuận một ngày trước đó. Văn bản này đang được tŕnh lên Tổng thống Trump để ông chủ Nhà Trắng quyết định xem có kư thành luật hay không.
Theo dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua, Ngoại trưởng Mỹ có trách nhiệm xác nhận ít nhất một năm một lần rằng, Hong Kong vẫn duy tŕ quyền tự trị để được hưởng quy chế ưu đăi về thương mại mà Mỹ dành cho đặc khu.
Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng nhất trí thông qua dự luật cấm xuất khẩu một số vũ khí kiểm soát đám đông cho cảnh sát Hong Kong như b́nh xịt hơi cay, đạn cao su và súng điện.
Trong một tuyên bố đưa ra sau khi các kết quả kiểm phiếu sơ bộ trong cuộc bầu cử hội đồng cấp quận tại Hong Kong ngày 24/11 được công bố, lănh đạo đặc khu Hong Kong Carrie Lam cho biết chính quyền Hong Kong tôn trọng kết quả bầu cử và cam kết lắng nghe tiếng nói của người dân.
Tại cuộc gặp ở Tokyo ngày 25/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đă nói với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng ông rất quan ngại về t́nh h́nh Hong Kong, đồng thời hy vọng t́nh trạng bất ổn sẽ sớm được giải quyết ḥa b́nh. Ông Motegi cho rằng điều quan trọng là Hong Kong cần tự do và mở, tiếp tục phát triển thịnh vượng theo mô h́nh “một quốc gia, hai chế độ”.
Đáp lại, Ngoại trưởng Vương Nghị nhắc lại lập trường chính thức của Trung Quốc rằng, những ǵ diễn ra ở Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
VietBF © sưu tầm